Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

"Ba nghề rất được tin cậy và tôn trong là giáo viên, cảnh sát và bác sỹ"



Canada
Mark sinh ở Chicago. Từng rất cố gắng làm việc từ bồi bàn, dọn dẹp, bán hàng để góp thêm tiền trả học phí đại học và sau đó là… bảo vệ thành công hai bằng tiến sỹ. Một âm nhạc và một về nhân chủng học. Hai hướng đi chả có gì gần nhau nhưng đó là ý thích của anh từ bé muốn hiểu rõ về giống người và âm thanh. 13 năm cuộc đời để làm hai cái Ph.D. rồi chàng yêu và lấy một cô Canada. Hiện nay người trung niên da trắng gốc Mỹ ấy là giáo sư của hai trong ba đại học của Toronto.
Chưa yên tâm hành nghề giáo sư đại học; từ khi có con Mark  mới thấy là mình thích thành giáo viên. Để làm giáo viên ở Ontario thì dù là giáo sư anh vẫn phải đi học thêm một năm sư phạm nữa. Nhiều khi gặp các thầy cô ở trường phổ thông hỏi họ trước làm nghề gì. Nhiều người nói là tiến sỹ, bác sỹ, kỹ sư cao cấp… Động cơ nào khiến họ từ bỏ công việc thu nhập cả vài trăm ngàn, học lại ra làm giáo viên với lương chỉ 50-80 ngàn$/năm. Tiền bạc không thể lý giải nổi thì chắc động cơ chỉ còn là niềm đam mê.
Khi tới Canada định cư, ở sân bay tôi được phát tờ quảng cáo của chính phủ hướng dẫn là có ba nghề rất được tin cậy và tôn trọng ở đây là giáo viên, cảnh sát và bác sỹ. Vào quốc tịch cần có người biết mình từ ba năm trở lên chứng nhận và danh sách hàng đầu những người có thể ký chứng nhận không phải là tiến sỹ hay giáo sư nọ kia … mà là ba nhóm người hành nghề trên.
(Trích “Tạp…” của Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương (Toronto, Canada)

Việt Nam
Tôi đã hỏi hơn 500 giáo viên ở 3 cấp với câu hỏi: Nếu được chọn lại nghề khác thì ông (bà) có chọn nghề dạy học nữa không? Kết quả là số giáo viên không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểu học là 40,9%, cấp THCS là 59%, và THPT là 52,4%. Thế là có ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa. Họ hối hận với lựa chọn nghề giáo. Một bộ phận đáng kể đang chán nghề.
Cô thử đọc trên báo chí hiện nay xem hình ảnh người thầy thế nào. Họ chọn những câu chuyện giật gân, làm xã hội nhìn nhà giáo bằng con mắt khác. Còn đâu truyền thống tôn sư trọng đạo. Bao nhiêu tấm gương người tốt việc tốt thì không thấy đưa. Thế mà toàn chỗ này thầy giáo đánh học sinh, chỗ kia lạm dụng tình dục học sinh... Chưa bao giờ phương tiện thông tin đại chúng lại bôi nhọ nghề giáo như bây giờ.
(PGS.TS Vũ Trọng Rỹ. Viện Khoa học giáo dục.Nguồn: http://news.zing.vn/giao-duc/mot-nua-giao-vien-hoi-han-vi-nghe-da-chon/a265864.html)

Một cán bộ y tế có thể nhận phong bì của bệnh nhân không ngại ngần sau 1-3 năm công tác tại bệnh viện, đặc biệt ở khoa sản và ngoại, theo khảo sát của Tổ chức Hướng tới Minh bạch. Đây là thời gian thử thách vào biên chế.
Nghiên cứu được tiến hành tại 4 tỉnh là Hà Nội, Sơn La, Đăk Lăk và Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011.
Kết quả cho thấy, "chi phí không chính thức" trong dịch vụ y tế bắt đầu phổ biến từ năm 2000 và ngày càng gia tăng, với hình thức chủ yếu là đưa tiền trực tiếp và để tiền trong phong bì. Các hình thức khác có thể là biếu quà bằng hiện vật và tặng “cơ hội” cho nhân viên y tế.
 
Hình thức tặng "cơ hội" cho bác sĩ mới xuất hiện mấy năm gần đây và chỉ có ở các thành phố lớn, như giới thiệu suất mua nhà giá gốc, xin học cho con vào trường danh tiếng, mua hàng nước ngoài...
CSGT nhận mãi lộ của tài xế xe tải

Theo kết quả khảo sát được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới công bố sáng 20/11, 4 lĩnh vực bị đánh giá tham nhũng nhiều nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.

Theo ý kiến của các nhóm người được phỏng vấn, bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan, xây dựng. Trên 75% số người cho rằng tham nhũng trong những ngành này là phổ biến.

1 nhận xét:

  1. Khi đọc được đâu đó một mẫu tin tài xế lái xe ép xe công an hay tông thẳng vào công an, hãy khoan trách tài xế thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật, mà hãy tìm hiểu xem bọn "côn đồ mãi lộ" đã "làm luật", "trấn lột", và sĩ nhục tài xế như thế nào ... ! ...

    Trả lờiXóa