Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

NÓI LẠI VỀ HỘI LÀNG

 Nguyễn QuốcTuấn - Viện nghiên cứu tôn giáo

Hỏi
Lễ hội là gì, nó biểu hiện chocái gì? Nó có ý nghĩa hay là giá trị như một biểu trưng của văn hóa của cáccộng đồng? Nó có có vị trí như thế nào với đời sống của các cộng đồng?
Trả lời:
Về mặt từ nguyên, LỄ HỘI là mộtcách gọi ghép, chuyển dịch từ thuật ngữ Rite trong các ngôn ngữ Châu Âu. Lễ vàHội có nội hàm khác nhau, nhưng gắn bó với nhau trong một không gian và thờigian nhất định, nhất là trong trạng thái tồn tại của nó ở Việt Nam cho đếntrước năm 1945. Thuật ngữ Rite là một từ chuyên của Kitô giáo, rồi dần mở rộngra cả ngôn ngữ thông thường và rồi là khái niệm khoa học. Trong nghĩa ở chung,Rite có mấy nội dung:
- Lễ chuyển tiếp của một conngười, một đời người (rites of passage)
- Lễ cộng đồng, cùng nhau thờ cúng (communal rite)
- Lễ cầu nguyện và hành hương của cá nhân (rites of personal devotion andpilgrimages)
Lễ nghi ở các tộc người và các nước đều có từ một, hai hoặc cả ba nội dung.Nội dung thứ nhất, ba liên quan chủ yếu đến vòng đời ở một con người. Nội dungthứ hai liên quan đến cộng đồng. Ở Việt Nam thì lễ nghi liên quan đến cộng đồngthực sự quan trọng, và là trung tâm của một hình thái biểu hiện sự tôn kính củamột cộng đồng (theo quy mô làng cổ truyền) mà người Việt xưa gọi là HỘI. 
Nhà dân tộc học trứ danh Từ Chiđã sơ đồ hóa mô hình Hội làng thành ba vòng tròn đồng tâm: vòng trong cùng lànghi thức tế (Lễ), vòng giữa là hội và vòng ngoài cùng là cộng đồng làng (hiểutheo nghĩa cả không gian làng và tập hợp dân cư trong đó).
Xã hội Việt Nam cổ truyền hằngnghìn năm gắn với nền văn minh nông nghiệp hay văn minh thực vật như một nhàdân tộc học Pháp nổi tiếng mệnh danh. Mô hình xã hội cơ bản của Việt Nam tronghằng nghìn năm đó là mối quan hệ: NHÀ (bao gồm cả dòng họ) - LÀNG (tập hợp củanhiều dòng họ, gia đình) - NƯỚC, do đó Lễ và Hội ở Việt Nam cũng đi theo môhình xã hội đó. Tức là có Hội làng, Hội vùng và Hội do Nhà nước quân chủ tổchức và chủ trì. Việc sùng bái thần linh trong chế độ nhà nước quân chủ cũngphải đi theo mô hình xã hội cơ bản đó: thần làng - thần vùng - thần quốc gia,theo một trật tự đẳng cấp: hạ đẳng thần - trung đẳng thần - thượng đẳng thần.Điều đáng lưu ý, vị thần ở làng được vua phong bằng sắc (sắc phong), và ngườinghiên cứu về sau gọi là thành hoàng làng. Thành hoàng làng là một tập hợp cácvị thần có nhiều nguồn gốc khác nhau, có vị thần là do dân tự thờ (có nguồn gốcrất xa xưa và thường là các vị thần tự nhiên, cây, đá…), có vị thần là anh hùngcứu nước, người đỗ đạt cao, cũng có vị thành hoàng là một người có dấu hiệu đặcbiệt nào đó có liên quan chặt chẽ với vận mệnh của làng… nhưng đều đã được nhànước công nhận. Thành hoàng là một tên gọi có gốc Trung Quốc, vốn chỉ ở cácthành thị, nhưng sang đến Việt Nam thì đã trở thành thần bảo hộ của môi trườngnông thôn. Như vậy, cả hệ thống thần nói chung và thành hoàng làng nói riêng đãđược tích hợp trong một hệ thống có tính thống nhất cao, phân rõ lớp lang vớiđẳng trật đã nói ở trên.
Nghi thức tế tự do đó sẽ đi theomột trật tự tiểu tự - trung tự - đại tự (nghi thức tế tự). Nói cách khác lànghi thức tế tự được tích hợp và thống nhất từ cấp làng lến đến cấp quốc gia.Nói cách khác nữa, cộng đồng làng sẽ mở rộng dần phạm vi và tính quy mô lên đếnquốc gia. Hội làng có chung nhau bản chất và đặc trưng với hội quốc gia, chỉkhác nhau về mức độ và quy mô mà thôi.
Vậy Hội làng chính là biểu trưngcho tính cộng đồng, tính thống nhất và hướng thượng của cư dân Việt. Thành viêncủa một làng, cũng là của nước, thông qua hội, tạo ra niềm cộng cảm, giải tỏaẩn ức và mâu thuẫn vì chung nhau tôn thờ một vị thần, một hệ thống thần thốngnhất, không chia cắt.
Nói cách khác, chức năng của hộichính là liên kết cộng đồng, cố kết cộng đồng, trên cơ sở đó, liên kết xã hội,củng cố sự ổn định quốc gia.
Như vậy, cái mà chúng ta gọi làlễ hội thực chất theo truyền thống chính là các hội làng, hội vùng và hội mangtầm cỡ quốc gia.
Và đến đây, cần nói rõ ra điềunày mà bấy lâu nay chúng ta vẫn nhầm lẫn và mập mờ, các hội lễ thời quân chủ làphần cốt lõi của hoạt động tâm linh, hướng thượng, lấy qui mô làng làm đơn vịcơ sở. Đó chính là hình thái tồn tại của cái mà người Phương Tây gọi là “tôngiáo”. Và quả thực, các nghiên cứu của họ đều dùng thuật ngữ tôn giáo để mô tảhiện thực hội lễ cổ truyền của Việt Nam. Vậy, ta có thể xem đây chính là tôngiáo của ông cha ta ngày xưa. Như thế, ta đã có thể hóa giải được câu chuyệnlúng túng về có hay không “tôn giáo” của người Việt Nam, vốn hay được coi chỉtừ khi các tôn giáo bên ngoài du nhập mới đích thực là tôn giáo, còn người mìnhchỉ có “tín ngưỡng”, rồi lâu nay thêm “dân gian” và gọi là tín ngưỡng dân gian.Với tôi, đây là một nhầm lẫn tai hại vì nó là một trong những nguyên nhân phávỡ tính thống nhất của hệ thống thần linh cổ truyền ở nước ta, dẫn đến sự tồntại bị xé lẻ, vụn vặt của thần linh các làng, và đó là nguyên do dẫn đến sự hỗnloạn trong việc xác lập các loại hình lễ hội của thời nay. Ngoài ra, hội làngcòn có chức năng trao truyền văn hóa, giáo dục bằng biểu tượng thiêng và niềmcộng cảm giữa các thành viên.
Hỏi:
Lễ hội phải gắn với niềm tin, vớicái thiêng, vậy lâu nay chúng ta thấy rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao rầmrộ mà được gọi là lễ hội, lễ hội mới, nhưng không có tín điều, không có gianthiêng, theo ông đó có phải là lễ hội?
Trả lời:
Vâng từ đây, ta có thể dùng từ lễhội để nói chuyện mới. Lễ hội mới đương nhiên là không giống với hội làng chođến hội quốc gia xưa kia.
- Trên kia đã nói có một sự thốngnhất về bản chất và biểu trưng trong các lễ nghi và hội cổ truyền từ cấp làng đếncấp quốc gia theo một tôn ti trật tự thần linh. Cái thiêng được biểu hiện dướidạng thần linh là cốt lõi của hoạt động tâm linh theo sơ đồ: cái thiêng - thầnthoại - niềm tin (tôn giáo) - nghi lễ - cộng đồng luân lý và đạo đức. Đó là tôngiáo cổ truyền của chúng ta.
Lễ hội mới lại không đi theo sơđồ này. Có thể có sự thiêng liêng, nhưng tkhông có niềm tin một cách tôn giáovào sự thiêng liêng đó. Có thể có thiêng liêng nhưng không có thần thoại đểgiải thích. Có thể có nghi lễ, nhưng vì là nghi lễ không dựa trên một niềm tincó tính chất tuyệt đối đối với đối tượng tôn thờ, nên không thể gọi đó là niềmtin tôn giáo. Có thể tạo ra cộng đồng trong thời gian và không gian nhất định,nhưng đó không phải là cộng đồng luân lý và đạo đức giống như hội làng.
Xã hội hiện đại có nhu cầu trìnhdiễn đông người về một sự kiện nào đó, nhưng đó không phải là hội làng, hộivùng và hội quốc gia. Nó không được xâu chuỗi bởi cảm giác tôn kính, thiêngliêng. Nó không tạo ra các chuẩn mực cho thế ứng xử dựa trên niềm tin tuyệt đốivào một hay nhiều vị thần linh như những quy ước chỉ dẫn tư duy, tình cảm vàtâm lý. Nói cách khác, nó không có tính chất tôn giáo.
Cho nên, ta chỉ có thể gọi đó làlễ hội theo nghĩa trình diễn (festival) hơn là lễ hội theo nghĩa hội truyềnthống.Hỏi:Hỏi:
Sau nhiều chục năm cố tình lơ là“bỏ quên” nhu cầu sinh hoạt lễ hội, khoảng hơn hai chục năm trở lại đây, vớinhận thức mới của Đảng, Nhà nước, các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng trở nêncông khai và rầm rộ hơn. Sự phục hưng này cơ bản là tín hiệu tốt đối với sinhhoạt văn hóa – Tinh thần của người dân. Hầu hết các lễ hội cổ truyền được phụchồi, thậm chí còn xuất hiện nhiều lễ hội mới với hình thức như là cổ truyền.Tuy nhiên, từ nhiều năm nay đã có tình trạng “tha hóa” lễ hội. Nhìn từ các gócđộ khác nhau, từ văn hóa, tâm linh, xã hội, đạo đức chúng ta đều có thể nhìnthấy điều đó. Với tư cách là một nhà nghiên cứu về tôn giáo – tín ngưỡng, ôngcó nhận định như thế nào về tình trạng lễ hội hiện nay?
Trả lời:
Tôi đồng ý với cách anh đặt rakhái niệm “tha hóa” lễ hội.
Chúng ta có thể thấy sự khởi sắcđến mức ồn ào của sự phục hưng lễ hội cổ truyền, nhưng như tôi đã nói, sự phụchưng đó là trên nền tảng chúng ta sau nhiều chục năm dưới chính thể mới đã tháorỡ toàn bộ tính thống nhất của hệ thống cũ. Kết quả của sự xé lẻ đó đã dẫn đếnsự phục hung một cách tự phát, mạnh nơi nào nơi đó làm. Có chỗ giữ được vì kýức còn mạnh mẽ. Có chỗ đã cóp nhặt, bắt chước, đua đòi để hội của làng mìnhkhông thua chị kém em. Chưa kể, các yếu tố văn hóa mới đã xâm nhập vào phầnhội, ồn ào, mất đi vẻ thuần khiết của sự ổn định tâm thức vui chơi cổ truyền. Đólà chưa kể sự đố kỵ, đua đòi, tính ích kỷ, cục bộ được dịp nổi lên. Và như thế,không gian thiêng, cái thiêng đã trở thành tự phát, không còn có tính uy nghi,hệ thống của khi xưa, tức là không tạo ra được cộng đồng, niềm cộng cảm, mà chỉthấy như là có vẻ làm như cũ, nhưng tinh thần cũ đã mất đi.
Chúng ta bị mất mát rất nhiều từnhững lễ hội phục hưng như thế. Từ văn hóa, tâm linh và đó dấu hiệu chỉ báo đạođức xã hội có vấn đề.Hỏi:Hỏi:
Chúng ta có thể giải thích nhưthế nào về tình trạng số lượng người quá mê tín, mê tín đến kệch cỡm, không chỉcủa những người ít có điều kiện học hành mà của một bộ phận không nhỏ trí thứcvà nhất là quan chức? Phải chăng siêu nhiên lại trở thành thực tại vì cái thựctại, cái niềm tin đã trở nên mong manh, dễ vỡ?
Trả lời:
Ô, câu hỏi rất hay. Vâng, một khicái thiêng chỉ còn là cái vỏ, không được giáo dục, mất chuẩn mực, cùng với sựganh đua khốc liệt trong cuộc sống mưu sinh, thì dù họ có tập hợp nhau lại cũngkhông tạo ra sự cộng cảm. Chỉ là một cuộc đua bất tận để chiếm giữ ân huệ thầnlinh cho riêng mình, không kể người xung quanh thì mê tín đến mức kệch cỡmkhông là chuyện lạ. Cho tôi dùng khái niệm “mù quáng tâm linh” để chỉ tập hợpngười hỗn tạp đó.
Nhân thể, xin nói niềm tin tôngiáo và tình cảm tôn giáo ở con người là có thật. Nhưng phải được giáo dục,truyền dạy. Người ta dù học vấn cao tới đâu, nhưng vẫn có khoảng “mù” về cáithiêng liêng. Một khi không giữ được tâm thế quân bình do nhiều nguyên do, điểmmù đó lớn dần và cái thiêng liêng bỗng trở thành nơi bám víu, và họ sẽ mê tínthôi. Hiện nay có một bộ phận rất đông trong cộng đồng là cùng lúc họ tin vàthực hiện hành vi tôn giáo khác nhau. Chùa họ cũng đi, đền, phủ họ cũng đi.Thậm chí họ còn tin vào nhiều điều “lạ”. Một ngôi mộ, một hòn đá, một ông thầykhông biết theo đạo nào cả họ cũng tin, vẫn theo… một cách mù quáng. Đó là chỉbáo về niềm tin không ổn định, là níu cái cái thói quen đa thần giáo, là sựcạnh tranh phi chuẩn, lệch chuẩn trong ứng xử đạo đức chi phối. Mặt khác, cáithực dụng trong lễ hội chịu tác động mạnh từ lối sống thực dụng của cơ chế thịtrường và sự xô bồ bất ổn của đời sống xã hội hiện nay.
Sự tha hóa về lễ hội là một thựctế cần nhận rõ và cần được giải quyết.Hỏi:
Những nguyên nhân nào đã dẫn đếntình trạng này?
Trả lời:
Câu hỏi anh khó quá, có lẽ cầnnhiều nghiên cứu mới nêu rõ và đánh giá hết được. Trong phạm vi của cuộc phỏngvấn này, xin nói ba loại nguyên nhân: nguyên nhân từ thiết chế, nguyên nhân từnhận thức và nguyên nhân quản trị xã hội.
Về thiết chế, trong một thời giandài, chúng ta đã phá bỏ thiết chế và hệ thống cũ, nhưng chưa lập được hệ thốngmới vì chúng ta nhầm lẫn giữa bản chất của hội cổ truyền và lễ hội mới. Thiếtchế mới mà chúng ta cố lập là đưa cái mới vào cái cũ như là một trình diễn sựkiện hơn là một sinh hoạt tâm linh. Vả lại hệ thống nào chăng nữa cũng phải cótính đồng bộ và quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố của nó, lễ hội mà chúng taquan niệm đã không còn như cũ nhưng lại chưa tìm được hệ thống mới. Trước sựgia tăng thờ cúng và lễ hội ồn ào hiện nay, thiết chế mà ta mong muốn khôngthấy đâu, chỉ thấy sự hỗn độn, xô bồ nổi lên.
Về nhận thức, tôi cho rằng có hailoại nhận thức quan trọng là nhận thức khoa học và nhận thức quan phương. Nhậnthức quan phương của chúng ta là cố gắng xây dựng lễ hội mới trên cơ sở kế thừahội cổ truyền, nhưng không tạo ra sự gắn kết được là bởi bản chất hai loạikhông trùng nhau. Người lãnh đạo duy ý chí trong chuyện này. Đó là bởi nhậnthức khoa học cũng chưa đi đến đâu. Nghiên cứu là phần cốt lõi của nhận thứckhoa học nhưng nghiên cứu của chúng ta đa phần phụ họa chính sách, lý thuyết,phương pháp và cách tiếp cận không đúng nguyên tắc khoa học, thiếu khách quan,ăn xổi, người này sao chép của người kia, lâu dần tạo ra một loại nghiên cứu nhợtnhạt, thiếu tính phê phán, thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng, chẳng dùngđược vào hoạch định chính sách. Hai nhận thức này vô hình trung tạo ra một hỗnhợp nhận thức nửa quan phương, nửa khoa học mà phía quan phương áp đảo nên chỉlà các quyết sách chính trị, không phải là quyết sách trên nền tảng nhận thứcsự vật như là nó cần.
Về quản trị xã hội, chúng tathiếu cái nhìn của khoa học quản lý. Do không rõ ràng và tách bạch về vai tròvà năng lực của chủ thể và đối tượng quản lý, nên không tạo ra được tính liêntục trong quản trị xã hội. Đây là chuyện tâm linh, nhưng nhà quản lý chỉ chămchăm vào xiết lại hình thức của hội cổ truyền, đưa ra lễ hội mới không có quychuẩn, thiếu hệ thống và không tương thích với hội cổ truyền nên lễ hội của tanhom nhem, không đồng bộ và không hệ thống. Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch đưa ra con số thống kê có hơn 8.000 lễ hội cả cũ lẫn mới là một thí dụ,mặc dầu cũng có phân tạm ra thành mấy loại, nhưng loại hình học không được ápdụng các tiêu chí phân loại rõ ràng, nên không rõ về chính sách và chắp váchính sách. Kết quả là càng đưa ra chính sách và quy định, càng thấy thiếu hụt,bất cập và sửa đổi liên tục. Yếu kém thấy rõ.Hỏi:
Theo ông, chúng ta cần chống lạisự “tha hóa” này như thế nào từ quan niệm, nhận thức và thực hành quản trị xãhội?
Trả lời:
Nhìn thấy nguyên nhân tức làchúng ta cũng đã nhìn thấy câu trả lời. Nhưng hỡi ôi, đó là một công việc dàihơi, có tính hệ thống, Sửa là sửa cả ba nguyên nhân của sự bất cập hiện nay.Hỏi:
Điều kiện có tính chất tiên quyếtđể khắc phục tình trạng lễ hội vô cùng lộn xộn hiện nay là gì?
Trả lời:
Điều kiện tiên quyết à, khó nhỉ.Theo tôi, điều kiện tiên quyết bắt đầu từ chủ thể quản lý và các nhà khoa học.Chỉ có trong điều kiện nhà quản lý khắc phục sự yếu kém, thay đổi nhận thứctriệt để để tạo điều kiện và lắng nghe nhận thức khoa học mới có thể tạo ra cúhích quyết định. Nhận thức khoa học phải được tiến hành một cách bài bản, kháchquan và có tinh thần phê phán.
Vâng tôi mới chỉ nghĩ được cóthế.

KHÍA CẠNH HIẾN SINH TRONG CÁC HỘI LÀNG


Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo

Giọt nước tràn ly!
Đã định không đề cập về chủ đề này, nhưng xem một số video clip về các hội làng dùng vật nuôi để hiến tế được đăng trên báo điện tử và mạng xã hội, xin nói thế này.
Tục dùng vật nuôi làm lễ vật hiến sinh trong các nghi thức thuộc nghi lễ đã từng tồn tại ở nhiều tộc người, quốc gia. Người ta thấy từ các nền văn minh cổ cho đến các tộc người nguyên thủy hiện đại dùng các vật nuôi để tế thần linh vô số. Đến khi Nhất thần giáo xuất hiện, tục này không còn tồn tại ở nơi mà tôn giáo này ngự trị trong tâm thức con người. Tín đồ Nhất thần giáo dùng hình thức cầu nguyện cá nhân hay tập thể để bày tỏ sự sùng kính đối với thần linh hay thượng đế, không dùng các vật nuôi để làm lễ vật hiến tế. Riêng Phật giáo thì không dùng bất kỳ loại nghi thức nào để hiến tế, ngoài sự tuân thủ các nghi thức dành cho "tứ chúng". Đây có thể được xem là một bước hoàn thiện chủ nghĩa nhân bản mà các tôn giáo lớn đem lại cho loài người.
Trong khi đó, ở nhiều tộc người theo Đa thần giáo, vẫn duy trì tục hiến tế bằng vật nuôi, và sự gán ghép ý nghĩa linh thiêng đối với vật hiến sinh. Người Việt và các tộc người thiểu số (không theo các tôn giáo lớn) ở Việt Nam nằm trong số đó.
Ta có thể biện hộ dùng vật nuôi hiến sinh bằng các lập luận như bảo vệ bản sắc, bảo vệ cốt lõi tâm linh, bảo vệ truyền thống ở các cộng đồng hay tộc người. Ta cũng có thể nhân danh văn hóa để nói về duy trì đa dạng văn hóa thông qua các nghi lễ, thờ cúng, được coi là cốt tủy của bản sắc tộc người hay cộng đồng. Tất cả đều nói lên duy trì truyền thống tộc người hay cộng đồng là cần thiết, không thể áp đặt văn hóa này lên một nền văn hóa khác bằng cưỡng bức, bằng truy sát các văn hóa bản địa, cổ truyền. Nguyên tắc này luôn luôn đúng khi mà thế giới cần giữ gìn sự đa dạng văn hóa.
Thế nhưng, một dòng chảy khác cũng đang hiện hữu là toàn cầu hóa, là hội nhập, là "thế giới phẳng" thông qua hoạt động kinh tế, hoạt động tư tưởng, truyền thông và mạng xã hội. Lẽ dĩ nhiên, để quá trình này diễn ra, các tiêu chuẩn và chuẩn mực do cộng đồng quốc tế đặt ra cần được tôn trọng. Đó là nhân quyền; đó là kinh tế xanh, sạch (không tăng trưởng bằng mọi giá); đó là môi trường tự nhiên được bảo vệ tính đa dạng sinh thái và hệ động, thực vật, tài nguyên được khai thác hợp lý; đó là xã hội dân chủ, tự do, được chăm sóc về chất lượng sống, về hòa bình, ổn định và thịnh vượng...
Chủ nghĩa nhân bản hiện đại đã tiến những bước dài trong ứng xử với tự nhiên, xã hội, cá nhân và cộng đồng. Các hành vi bạo lực bị lên án, các hành vi lệch lạc bị chỉ ra và ngăn cấm...
Do đó, việc duy trì bản sắc văn hóa cũng cần được đặt trong khuôn khổ thế giới là một cộng đồng liên đới, có trách nhiệm chung, vừa duy trì sự đa dạng, vừa đạt được sự đồng thuận theo các chuẩn mực quốc tế. Sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế phải được coi là TRÌNH ĐỘ ĐẠT HAY CHƯA ĐẠT ĐẾN VĂN MINH. Như thế, sự duy trì tục hiến sinh phải được đặt trong bối cảnh đó.
Rất tiếc, khi kêu gọi xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, người lãnh đạo đã không đặt sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, sự dung hòa giữa yêu cầu quốc tế chung như là một phương diện bắt buộc, nên sự bảo vệ, phục hồi và tái dựng mô hình văn hóa truyền thống đã trượt ra khỏi quỹ đạo chung đó, khiến cho nhiều sự việc diễn ra không thể kiểm soát và có thể nói đến sự hỗn loạn của giá trị văn hóa.
Sự hành hạ các vật nuôi, dù núp dưới vỏ bọc tâm linh, tôn giáo cộng đồng, không thể xem là hành vi văn minh, nếu không muốn nói là đi ngược với chính mục đích nhân bản mà cộng đồng đó ước muốn. Do vậy, hành vi hiến tế bằng cách hành hạ vật nuôi cần được giải thích, loại trừ và nếu cần, phải bị luật pháp ngăn cấm.
Đó là lý do tôi cực lực lên án hành vi văn hóa dùng vật nuôi hiến tế bằng các nghi thức dã man. Hãy thay thế bằng các nghi thức thể hiện tính nhân bản, thân thiện với vật nuôi, với con người và môi trường. Điều đó thể hiện xã hội Việt Nam hiện đại sẽ là một xã hội văn minh, bền vững.
Nhá.

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Lên đồng - Bảo tàng sống của văn hóa Việt





Nguyễn Xuân Diện
Từ bao đời nay, trong các làng thôn, ngõ phố, trong các đền đài nghi lễ lên đồng vẫn là một nghi lễ tín ngưỡng được nhiều người thành tâm thực hiện. Nhiều nơi, dù điện đài không trang hoàng lộng lẫy, dù không có được các cung văn đàn ngọt hát hay, đồ dâng cúng cũng rất sơ sài, nhưng với sự thành tâm, một cuộc lên đồng vẫn được thực hiện, và những người dân lam lũ vẫn trong một thoáng chốc đã được hưởng cảm xúc tiên giới một cách đủ đầy. 
Theo quan niệm dân gian, vũ trụ gồm tứ phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thuỷ phủ (miền sông nước). Mỗi một miền này có một nữ thần cai quản, thay quyền tạo hóa quản cai nhân gian. Các vị nữ thần đó là Mẫu Cửu Thiên cai quản miền trời, Địa Mẫu cai quản miền đất, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi, và Mẫu Thoải cai quản miền sông nước. 

Từ bao đời nhân dân đã sống trong sự chở che của các Mẫu. Tôn vinh các Mẫu, người dân thờ phụng Mẫu ở khắp nơi, bất kể là thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi. Thờ Mẫu trở thành một nét văn hóa giàu giá trị nhân văn và độc đáo trong văn hóa Việt. Và điệu hát chầu văn cùng nghi lễ lên đồng là một sự thể hiện niềm tôn kính đó đối với các Mẫu. 
Lên đồng là hình thức ca múa nhạc tín ngưỡng dân gian của Việt Nam có mục đích tôn vinh thần thánh và tạo cảm xúc, theo niềm tin tín ngưỡng, giúp con người giao tiếp với thần linh. Hiện chưa có các tài liệu khẳng định thời điểm ra đời của lên đồng - hầu bóng. Tài liệu khảo cổ duy nhất hiện biết và đáng tin cậy, với niên đại được xác định là thế kỷ XVIII, là bức chạm gỗ một cảnh lên đồng ở đình Cô Mễ, tỉnh Bắc Ninh. Tuy vậy, các nhà khoa học đều khá thống nhất cho rằng lên đồng -  hầu bóng ra đời vào khoảng thế kỷ XVI, gắn với sự hiển thế / giáng sinh của Liễu Hạnh -  vị nữ thần duy nhất trong Tứ Bất Tử của thần điện Việt. Dân gian còn hòa đồng Liễu Hạnh vào với Cửu Thiên Thánh Mẫu. Câu chuyện bà Liễu Hạnh giáng sinh và hoạ thơ với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan ở Lạng Sơn và Hồ Tây cho thấy sự manh nha của việc giáng bút rất phổ biến ở thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 

Thư mời dự "Lên Đồng - bảo tàng sống của Văn hóa Việt" ngày 23.2.2011

Hát chầu văn lên đồng là hát lên các  bài văn bài thơ có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Tuỳ thuộc tính cách của vị thần mà nội dung lời thơ, tiết tấu giai điệu âm nhạc, điệu múa được trình diễn. Trong sự phấn khích của niềm tin và sự cộng cảm, cùng các chất men kích thích của trầu, rượu, thuốc lá, trong ánh sáng lung linh của đèn nến và mùi hương trầm thơm ngát của không gian huyền ảo, cuộc gặp gỡ của con người và các Thánh mẫu được bắt đầu. Các Mẫu giáng về, nghe lời ca tụng của các đệ tử, nghe thơ, nhạc, và nghe cả những lời thỉnh nguyện của họ. Thánh Mẫu hoan hỉ ban tài phát lộc cho “bách gia trăm họ”, và mọi người đón nhận lộc thánh với niềm hân hoan vô bờ. Tất cả mọi người đều hướng về Thánh Mẫu và thầm mong được phù hộ.
Một buổi hát chầu văn có thể được coi là cuộc hội nhập của Thi ca, Âm nhạc, Vũ đạo và Hội hoạ mang đậm phong cách dân gian thuần Việt. 
Về Thi ca: Các bài thơ để hát trong lên đồng bên cạnh các thể thơ tiếp thu từ văn học cổ Trung Hoa như phú, thơ luật, là những bài sử dụng lối thơ dân gian rất quen thuộc như: lục bát, song thất lục bát, hát nói. Các bài thơ này có lời văn chau chuốt, đẹp đẽ, ca ngợi vẻ đẹp nơi tiên giới, uy linh của các vị thần tự thân đã rất ý vị và giầu nhạc tính. Các bài thơ này, khi được hát lên, theo các làn điệu khác nhau (khoảng vài trăm làn điệu), thì mang lại một xúc cảm gấp bội. 
Về Âm nhạc: Nhạc khí chủ đạo của hát văn là đàn nguyệt, và bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống … Hình thành trên các lối ngâm truyền thống, có tiết tấu và cao độ rõ ràng phụ thuộc vào lời thơ, hát văn không những hình thành nên những liên khúc có khả năng thể hiện những nội dung lớn của huyền thoại một cách sinh động mà nó còn tiếp thu thâu nhập những nét đẹp của dân ca các miền để làm phong phú sự thể hiện của mình. 
Về Vũ đạo: Múa trong lên đồng còn gọi là múa thiêng, thể hiện niềm kính trọng đối với các thánh mẫu và các vị thần linh. Múa thiêng lên đồng xây dựng các hình tượng thần linh và một tiên giới giữa cõi trần. Trong lên đồng, múa thiêng mang đầy đủ các hình thức thể hiện của ngôn ngữ múa như: múa tính cách (thể hiện rất rõ tính cách khá riêng biệt của từng vị thần linh), múa trang trí (chú trọng đến ngôn ngữ tạo hình, vươn lên đến cái đẹp), múa mô phỏng (cưỡi ngựa, ngã ngựa, chèo thuyền, quảy hàng), … 
Về Hội hoạ: Nếu như ta đến một hội làng, ta sẽ thật phấn chấn khi gặp một không gian rực rỡ sắc màu của cờ phướn, trang phục, xe kiệu…thì ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi đến xem một buổi lên đồng. Lên đồng có bao nhiêu giá (thường lên mươi, mười lăm giá; nhưng nếu lên đầy đủ có thể lên tới hàng trăm giá), thì có bấy nhiêu trang phục và đi kèm với các trang phục này là các khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng nữa. Rồi đèn, nến, rồi lễ vật, và các trang trí nhiều khi tỏ rõ sự phô trương. Có lẽ vì thế mà các hội làng và các buổi lên đồng thường gây nhiều cảm hứng cho các họa sĩ. 
“Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”. 
Chúng tôi xin mượn lời của GS.TS. Frank Proschan sĩ của Smithsonian institution Washington DC của Mỹ để kết thúc bài viết này.
N.X.D