Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Lưu đây để sau có cái mà nói với con cháu

 
 (Ảnh FB Nguyễn Hông Kiên)

LI£N HIÖP KHOA HäC UIA - VUSTA
VIÖN KHOA HäC H×NH Sù - bé ca
trung t©m b¶o trî v¨n hãa kttt
Sè : 369/ H® - nckh Céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*********
Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2013

GIẢI PHÁP HỢP LÝ CHO NÚT GIAO THÔNG Ô CHỢ DỪA
CÓ THỂ TIẾT KIỆM CHO NGÂN SÁCH QUỐC GIA HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG.

Kính gửi : Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, UBND Thành phố HN, Bộ Giao thông, Bộ Văn hóa, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư VN ...

Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có cuộc họp trưng cầu ý kiến của đại diện một số cơ quan ban ngành và tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học về các phương án giải tỏa ách tắc tại nút giao thông Ô Chợ Dừa.
Thông qua cuộc họp này, chúng tôi thấy UBND Thành phố Hà Nội và nhóm tư vấn thiết kế cầu vượt qua nút giao thông Ô Chợ Dừa rất chú trọng và cố gắng chấp hành triệt để chủ trương của Nhà nước về việc “bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc”
Đây là việc làm thận trọng và cần thiết, thể hiện sự nghiêm túc trong việc chấp hành luật pháp về việc bảo tồn di tích đã xếp hạng.
Tuy nhiên, nếu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng có một chủ trương cởi mở hơn cho UBND Thành phố Hà Nội và cho nhóm thiết kế tư vấn thì không những làm cho giải pháp giao thông ở Ô Chợ Dừa hợp lý hơn, đẹp hơn, mà còn có thể tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng.
Nếu chúng ta cung cấp thông tin đầy đủ hơn về vị trí, vai trò và ý nghĩa của “di tích Đàn Xã Tắc triều Lý tại Ô Chợ Dừa” thì việc bảo tồn rất dễ dàng, và có nhiều phương án phong phú, vừa tôn trọng luật pháp, vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế của đất nước trong thời đại mới.
Bằng những chứng cứ xác thực, và bằng những kinh nghiệm trong gần 20 năm qua về nghiên cứu Ngoại cảm, Tâm linh, ba cơ quan khoa học (Liên hiệp Khoa học UIA, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống) trân trọng gửi kiến nghị lên lãnh đạo Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và các cơ quan ban ngành chức năng nhằm ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc giải tỏa ách tắc giao thông tại Ô Chợ Dừa, đồng thời có thể tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

A. CÁC KIẾN NGHỊ KHOA HỌC
1- Việc tế Đàn Xã Tắc của triều đình phong kiến ngày xưa là một nghi thức tín ngưỡng riêng của từng triều đại, mỗi triều đại đều có những phương thức hành xử riêng về tín ngưỡng Tâm linh, Long mạch..., do vậy các triều đại sau không kế thừa vị trí và nội dung đàn tế của triều đại trước.
2- Quy mô khu trung tâm của Đàn Xã Tắc thời xưa khoảng từ 4 đến 5 ha, cho nên việc cắm biển di tích cho Đàn Xã Tắc hoàn toàn có thể chọn một vị trí bất kỳ nào trong phạm vi từ 4 đến 5 ha.
3- Vị trí cắm biển “di tích Đàn Xã Tắc triều Lý” tại Ô Chợ Dừa Dừa chỉ mang tính tượng trưng và hoàn toàn không phải là trung tâm của khu nội đàn (có chứng minh kèm theo tại phụ lục phần I ).
4- Ngay từ thời nhà Lý (đời Lý Huệ Tông) đã chủ động hủy bỏ việc tế Đàn Xã Tắc, Tông Miếu; đồng thời mật lệnh cho con cháu dòng họ Lý phải thay tên đổi họ, cao chạy xa bay để bảo toàn dòng giống, do vậy vị trí “di tích Đàn Xã Tắc thời Lý” chỉ mang tính bảo tồn sự kiện lịch sử chứ không hề mang tính truyền thừa về tín ngưỡng Văn hóa Tâm linh.(có chứng minh kèm theo tại phụ lục phần II).
5- Biên cương đất đai triều Lý chỉ giới hạn từ Quảng Bình trở ra, do vậy “giang Sơn Xã Tắc” thời đó chưa bao hàm toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải như ngày nay, do vậy không nên tuyên truyền coi cái “Xã Tắc” thời đó “là trời đất, tổ tiên...” của nước Cộng Hòa XHCN VN ngày nay.
6- Việc lập bát hương và “hô thần nhập tượng” vào cái biểu tượng mới dựng (giống như con chó đá) tại Ô Chợ Dừa là việc làm phản cảm, không có ý nghĩa về Tâm linh, lại tạo cơ hội lễ lạy xì xụp cho những người hành nghề mê tín dị đoan, bởi thực tế thì không có vị Thiện Thần nào muốn “nhập” vào đấy, và cũng không có oai linh của vị vua nào muốn “ngự” tại đó cả. Do vậy, việc lập ra nghi thức cúng lễ tại vị trí này chỉ tạo chỗ trú ngụ cho các hạng căn cơ bậc thấp, thậm chí chỉ là cô hồn, ngã quỷ đói khát trú ngụ tại đó mà thôi.
7- Thời đại Hồ Chí Minh đã chọn Ba Đình là nơi đắc địa cho việc lập “Đàn Xã Tắc”, linh khí quốc gia đang hội tụ về đó (thể hiện bằng lễ Tuyên ngôn Độc Lập 2-9-1945, lãnh thổ của nước CHXHCNVN hiện nay từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, lãnh hải có cả Trường sa, Hoàng Sa, Côn đảo, Phú Quốc và nhiều đảo khác...). Mọi hoạt động văn hóa, mọi nghi thức về tín ngưỡng tâm linh hiện thời đều phải hướng tới sự đoàn kết và hòa hợp dân tộc trên toàn lãnh thổ, lãnh hải, tránh tư tưởng cục bộ, cát cứ, tránh việc bày vẽ thêm các điểm cúng lễ không cần thiết khiến cho những kẻ lạm dụng tín ngưỡng dễ bề tuyên truyền mê tín dị đoan.
8- Vị trí cắm biển di tích Đàn Xã Tắc triều Lý tại Ô Chợ Dừa là vị trí tượng trưng, biểu tượng (giống như con chó đá) cũng chỉ mới sáng tác và lập dựng cách đây mấy năm, không phải là di vật có từ triều đại nhà Lý, không nên coi cái vị trí cắm biển là cố định, là “bất di bất dịch” . Biểu tượng “con chó đá” ấy đâu có linh thiêng gì mà phải yêu cầu toàn tuyến giao thông phải vòng vèo né tránh gây tốn kém thêm hàng trăm tỷ đồng, lại còn làm hạn chế lưu tốc giao thông !!!
9- Quốc hội có quyền sửa đổi hiến pháp, có quyền quyết định được những việc trọng đại của quốc gia (kể cả việc mở rộng hoặc di dời thủ đô...), vậy cớ sao lại không thể quyết định di dời cái vị trí đang đặt cái biển tượng trưng cho “di tích Đàn Xã Tắc” sang chỗ khác ?!.
Nếu dịch chuyển cái biển hiệu “di tích Đàn xã Tắc” sang vị trí phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia thiết kế ngành giao thông được phát huy hết năng lực chuyên môn của mình, tìm ra các phương án tối ưu về kinh tế kỹ thuật, thì có thể tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng, mà lại đảm bảo được mỹ quan thành phố.
10- Các vua chúa phong kiến xưa kia tuy bảo thủ, nhưng họ vẫn dám thay đổi thể chế nếu thấy cần thiết, (điển hình như Lý Thái Tổ dám bỏ Hoa Lư mà dời đô về Thăng Long để chấn hưng đất nước,...), không lẽ trong thời đại VĂN MINH KHOA HỌC ngày nay lại không dám vượt qua cái biểu tượng “di tích Đàn Xã Tắc” do chính mình tự dựng lên để xây dựng một công trình giao thông văn minh tiện ích hay sao?!!
11. Với trình độ khoa học và thiết bị hiện đại, hoàn toàn có thể chuyển hình thức bảo tồn di tích đang ở dạng “mặt bằng” (tốn diện tích giao thông mà hiệu quả lại thấp) sang hình thức bảo tồn di tích dạng “dựng đứng” (bằng cách dựng mô hình lên theo phương thẳng đứng) để mọi người có thể nhìn thấy di tích từ xa, hiệu quả thông tin lại cao hơn mà không hề ảnh hưởng tới diện tích giao thông.

(một ví dụ về mô hình nhìn theo phương thẳng đứng)
12. Ngoài ra, ta vẫn có thể dùng 200 đến 300 m2 để làm nhà trưng bày, hoặc triển lãm về Đàn Xã Tắc thời xưa, như vậy vẫn bảo tốn được di tích mà không ảnh hưởng tới giao thông, lại tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng khi giải quyết nút giao thông theo phương án mới. (Ví dụ như khi bảo tồn di tích “chiến thắng Bạch Đằng”, chả lẽ ta cứ phải cắm cái cọc xuống sông để “giữ nguyên hiện trang”, ngăn không cho thuyền bè đi lại trên sông mới gọi là bảo tồn di tích hay sao?)
Ba cơ quan chúng tôi (Liên hiệp Khoa học UIA, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống) là những đơn vị đầu tiên được Chính phủ tin tưởng trao nhiệm vụ khảo nghiệm về Tâm linh, ngoại cảm, hưởng ứng tích cực chủ trương của Đảng và Nhà nước trong nghĩa cử cao đẹp “ đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”. Với những bằng chứng khoa học và kết quả giải mã các thông điệp từ thế giới Tâm linh, chúng tôi trân trọng kính đề nghị Đảng, Chính phủ, các cơ quan chức năng Nhà nước duyệt phương án di dời biểu tượng “Đàn Xã tắc” sang vị trí hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho dự án giải tỏa ách tắc giao thông thành phố, góp phần tích cực vào sự nghiệp tái thiết đất nước.
Chúng tôi tin rằng bằng trí tuệ khoa học và tâm nguyện thiết tha vì lợi ích của nhân dân, chắc chắn các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ có những sự chỉ đạo kịp thời và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan ban ngành chức năng tuyển chọn được phương án tối ưu cho dự án giao thông Ô Chợ Dừa.
Trân trọng !

Địa chỉ liên hệ:
• Vũ Thế Khanh: Email: khanhuia@yahoo.com.vn, đt 0983314387
• Ngô Tiến Quý : Email: ngotienquyc21@yahoo.com, đt 0913216685
• Phan Đăng Nhật: Email: phandangnhatvhdg@yahoo.com.vn, đt 0912820121

B. CÁC PHỤ LỤC CHỨNG MINH
I- Giải pháp hợp lý cho đàn Xã Tắc tại Ô Chợ Dừa như thế nào ?
1- Căn cứ vào dấu tích khai quật thì vị trí hiện nay tại Ô Chợ Dừa chưa phải là Trung Tâm nội đàn của Đàn Xã Tắc Triều Lý,
Trung tâm nội đàn xã tắc phải đủ rộng, vừa đảm bảo sự trang nghiêm quy mô cho đàn tế của bậc quân vương, lại phải đảm bảo hành lang an toàn (đề phòng thích khách bắn tên từ xa), nên khu nội đàn phải rộng ( ít nhất là từ 4 đến 5 ha), việc tiếp tục tổ chức khai quật để tìm trung tâm nội đàn là điều không cần thiết, hơn nữa chức năng của “đàn Xã Tắc” đã bị triều nhà Lý xóa bỏ, cho nên nó chỉ có ý nghĩa về tư liệu lịch sử chứ không hề có giá trị truyền thừa về Văn hóa tâm linh cho các triều đại về sau.
2-- Không nên gọi Đàn Xã Tắc triều Lý “là trời đất, là tổ tiên...” như một số nhà nghiên cứu lịch sử, bởi đó chỉ là tín ngưỡng một thời của nhà Lý. Thời nhà Lý, biên giới của Đại Việt chỉ đến Quảng Bình, toàn bộ các tỉnh phía Nam lúc đó còn thuộc Chiêm Thành (đến đầu thế kỷ 14 mới được vua Chế Mân dâng cho nhà Trần làm đồ Sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân). Nếu người ta cũng tìm được dấu tích cái gọi là “Đàn Xã Tắc” của triều đại Chiêm Thành tại các tỉnh phía Nam thì chả lẽ ta cũng phải coi đó là “trời đất, là tổ tiên của Đại Việt” hay sao?

(Phần bản đồ màu xanh là bản đồ quốc gia triều Lý)
3- Vì di tích Ô Chợ Dừa đã được xếp hạng, nên trước mắt ta vẫn cứ phải tôn trọng pháp luật về việc bảo tồn di tích, nhưng không nên ghi là “ĐÀN XÃ TẮC” mà chỉ nên ghi là nơi tìm thấy “dấu tích vật liệu làm đàn Xã Tắc thời Lý”, bởi vì nơi đó thực ra không phải là trung tâm của Đàn xã Tắc, và diện tích hiện tại cũng quá nhỏ bé so với quy mô thực của một đàn Xã Tắc ngày xưa.
Thứ vật liệu làm biểu tượng hiện nay cho đàn xã Tắc là mới tạo ra, lại làm xù xì quái dị như vậy (giống như một con chó đá đang chu mõm lên trời) thì trông rất phản cảm, không đáp ứng được thẩm mỹ của công trình văn hóa Tâm linh.

(Biểu tượng Đàn Xã Tắc tại Ô Chợ Dừa - trông giống như con chó đá).
4- Nên thay biểu tượng khác cho ĐÀN XÃ TẮC, bằng các loại vật liệu ngũ sắc tìm được trong khi khai quật, hoặc ít ra cũng nên thiết kế biểu tượng mới với bút pháp nghiêm túc NỘI PHƯƠNG NGOẠI VIÊN, là biểu trưng của các đàn tế Tâm linh. Người xưa dùng hình tròn tượng trương cho Trời, hình vuông tượng trưng cho Đất, và bên ngoài phải tròn trịa thì mới lăn, di chuyển lưu động được (chỉ cho sự ngoại giao linh hoạt và biến hóa tùy duyên), bên trong phải vuông vức (chỉ sự nghiêm túc khuôn phép, kỷ cương của nội trị). Có thể thiết kế biểu tượng này cao hơn cả cầu vượt, vừa để làm di tích vừa để làm công trình nghệ thuật của thời đại ngày nay. Cũng có thể làm một căn phòng triển lãm cạnh đó với diện tích khoảng 200 đến 300 m2 để giới thiệu về Đàn Xã Tắc, hoặc trưng bày các loại vật liệu cũng như sa bàn về Đàn Xã Tắc thời xưa để mọi người đến chiêm ngưỡng, du lịch...
5- “Đàn xã Tắc” thời đại ngày nay đã chuyển về khu Ba Đình, và phải hiểu trên tinh thần văn hóa mới, khoa học hơn, lành mạnh hơn, nhằm đoàn kết mọi tôn giáo, đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân trên khắp mọi miền đất nước, biên cương là vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tín ngưỡng về Đàn Xã Tắc thời bây giờ khác hẳn thời nhà Lý :
- Về diện tích , biên giới quốc gia vùng đất, vùng trời, biển đảo thời Lý chỉ bằng 1/3 diện tích nước ta bây giờ.
- Chủ thể của quốc gia lúc đó là triều Lý, nhưng bây giờ chủ thể quốc gia là của toàn dân (dân là chủ)
- Triều Lý lập đàn cầu đảo xin hộ trì cho vương triều và long mạch nhà Lý được vạn tuế vững bền, cầu nguyện tha lực thần bí giúp cho nghề canh nông được mưa thuận gió hòa, mà không coi trọng đến sức mạnh tự lực của muôn dân . Nhưng ngày nay chúng ta “tế đàn” với một nội dung văn hóa mới, không phải cầu xin trời đất phù hộ như ngày xưa mà ta phải làm chủ đất trời, chúng ta phải trực tiếp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, hải đảo, chúng ta phải phát nguyện giữ cho bầu trời trong sạch, không bị ô nhiễm, không bị hiệu ứng nhà kính, Enino..., phải làm cho môi trường đất, nước không bị nhiễm hóa chất độc hại, sói mòn, khoa học công nghệ không chỉ nghề canh nông mà còn được mở mang, khai quang nhiều ngành khoa học khác.
- Về mặt Tâm linh, lấy ý nguyện của muôn dân làm sức mạnh, lấy quyền lợi của muôn dân làm mục đích thì tín ngưỡng mới trở nên thiêng liêng, không nên cầu xin hoặc bám vào tha lực ở bên ngoài.
II- Đàn Xã Tắc Triều Lý đã bị hủy từ thời Lý Huệ Tông
Lê Ngọa Triều (tức Lê Long Đĩnh) ăn chơi, hoang dâm và tàn ác vô độ, lại không chịu chăm lo chính sự nên triều đình nhà Lê bị suy vong.
Nhân dịp ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, xem kỹ thấy có sấm ngữ xuất hiện ở chỗ cây bị sét đánh: “.... hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành, ...".
Theo phép chiết tự chữ Hán,
• Chữ Hòa (禾) + chữ Đao (刀) + chữ Mộc (木) ghép lại thành chữ Lê (黎). chữ Lạc nghĩa là mất, đoán nghĩa cây đổ, nhà Lê mất
• Chữ (十) + chữ Bát (八) + chữ Tử (子) ghép lại thành chữ Lý (李), chữ Thành nghĩa là thành công, ngụ ý nhà Lý thay nhà Lê
Có lần Lê Ngọa Triều ăn quả khế lại thấy hột mận trong quả khế, (mận tức là Lý), mới tin lời sấm ngữ trong dân gian, liền cho các pháp sư, các chiêm tinh gia tìm kiếm long mạch liên quan đến nhà Lý để trấn yểm và triệt hạ, ngoài ra còn sai người thân tín ngầm tìm người họ Lý giết đi để tránh hậu họa.
Cho nên trong dân gian mới có câu ngầm gán cho sự kiện này:
Ta trong hạt khế ta ra
Mình còn cạnh khế chi ta hỡi mình...
Tuy đề phòng kỹ càng như vậy, nhưng Lý Công Uẩn ở ngay bên cạnh mà lại không hề biết.
Quả nhiên khi Lê Ngọa Triều băng hà, Lý Công Uẩn lập nên triều đại nhà Lý.
Vì chứng kiến những hành vi dã man thâm độc của Lê Ngọa Triều đối với con cháu dòng họ Lý, cho nên khi đã nắm được quyền bính thì Lý Công Uẩn luôn cảnh giác với những âm mưu nhằm khôi phục triều chính của con cháu dòng họ Lê, và nhà Lý cũng cho các pháp sư thân tín của triều đại mình đi trấn yểm long mạch có liên quan đến triều nhà Lê, nhằm không cho triều đại cũ khôi phục lại quyền bính.
Do vậy, phàm những nơi xây dựng cung điện, lăng tẩm, những nơi lập đàn tế Thái miếu, Thái Xã, Thái Tắc ...thì phải hót toàn bộ đất đá ở phía dưới , và thay vào đó là đất mới, vật liệu mới. Riêng đàn tế Thái Miếu, Xã Tắc còn phải có vật liệu mới, với năm loại màu thanh tịnh - (đấy là cái cớ nhằmn đề phòng sự trấn yểm, bùa chú của triều đại cũ chôn ở dưới đó) - Đó là điều bắt buộc.
Như vậy, phía dưới của đàn Thái Miếu, đàn Xã Tắc của triều nhà Lý không thể có gạch lát của triều đại nhà Lê.
Trong khi đó, theo hồ sơ khai quật khu vực Ô Chợ Dừa, các chuyên gia báo cáo rằng đã tìm thấy các viên gạch thời nhà Lý, và tầng phía dưới lại tìm thấy cả các viên gạch thời nhà Lê, - đây là điều cấm kỵ khi lập đàn tế - điều này càng chứng minh rõ ràng rằng nơi đã khai quật đó không phải là trung tâm của nội đàn Xã Tắc triều Lý.
Vua thứ 8 của triều Lý là Lý Huệ Tông, không có con trai, Trần Thủ Độ liền ép vua phải xuống chiếu nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng,( rồi Lý Chiêu hoàng lại phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào năm 1225. )
Sau đó vua xuất gia đi tu với pháp danh là Huệ Quang đại sư.
Sau khi làm sư, Huệ Tông vẫn thường đi dạo chơi trong kinh thành. Một hôm đi qua chơi chợ Đông, dân chúng nhận ra , xúm lại xem, có người còn khóc thương.
Năm 1226, Trần Thủ Độ cho người theo dõi, thấy sự kiện này, sợ lòng dân nhớ về nhà Lý, bèn chuyển Huệ Quang vào chùa Chân Giáo trong nội thành Thăng Long để dễ bề khống chế, kiểm soát . Những người khóc thương Huệ Tông hoặc nhớ về tông miếu họ Lý đều bị giám sát và bức hại.
Một lần Trần Thủ Độ vào chùa thấy Huệ Tông nhổ cỏ ở vườn, Thủ Độ nói:
Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu.
(ý nói phải triệt hạ cả mầm mống, gốc rễ)
Lý Huệ Tông nói:
Điều ngươi nói, ta hiểu rồi.
Lý Huệ tông liền mật chỉ cho các con cháu dòng họ Lý phải thay tên đổi họ, cao chạy xa bay, không được lộ diện tại Thái Miếu, Thái Xã, Thái Tắc để tránh sự bức hại của Trần Thủ Độ.
Sắp đặt xong xuôi ông liền ra sau vườn chùa để thắt cổ tự vẫn.
Như vậy, ngay từ thời vua thứ 8 nhà Lý (là Lý Huệ Tông) thì Đàn Xã Tắc triều Lý đã bị triệt hạ, và bị xóa bỏ hoàn toàn chức năng, xóa bỏ hoàn toàn ý nghĩa Tâm linh từ thời đó.
Ngày nay, cho dù có tổ chức nghi lễ "hô thần nhập tượng" vào biểu tượng "di tích Đàn Xã Tắc" thì cũng chẳng thể mời được THIỆN THẦN hoặc HỶ THẦN nào về ngự nữa, mà chỉ có những tần số BI LỤY, THÊ LƯƠNG gá vào đó mà thôi.
Nếu chúng ta có lòng thành kính nhớ công ơn triều nhà Lý thì có thể đến đảnh lễ trước tượng Lý Thái Tổ tại vườn hoa cạnh Hồ Gươm, hoặc đền thờ các vua nhà Lý tại Bắc Ninh, không nên phục chế, khơi lại hoặc lễ lạy ở những nơi phế tích mà tại đó dã từng lưu giữ những tần số ảm đạm mà chính vua Lý Huệ Tông đã phải hủy đi.
Địa chỉ liên hệ:
• Vũ Thế Khanh: Email: khanhuia@yahoo.com.vn, đt 0983314387
• Ngô Tiến Quý : Email: ngotienquyc21@yahoo.com, đt 0913216685
• Phan Đăng Nhật: Email: phandangnhatvhdg@yahoo.com.vn, đt 0912820121

(FB LamMy Dzung)

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

HỒI KÝ VỀ HÀ NỘI 1954

                                                                                Tác giả: Nguyễn Văn Luận

Khi Việt Minh tiếp quản Hà Nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ tầu há mồm để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneva ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất.
Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.
Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang xăng về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn …
Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi, “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và … tiêu diệt giai cấp!
Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”. Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.
Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”. Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng… đốt sách!
Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là … “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo…cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!
Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi. Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hòa bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.
Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam”, để rồi bị đấu tố là phong cách tiểu tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua”, bị kết tội thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn dám gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”.
“Chỉ thị Ðảng và Ủy ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”. Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ.
Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động “ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”.Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ bóc lột, cường hào ác bá ”! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.
“Tư sản Hà Nội” di cư vào Nam hết , chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”
Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu …! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ . Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân …” là vậy!
“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì phải “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”.
“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội là… nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Ðảng nói. Nói dối để sống còn, tránh bị “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you”. Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào? Dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời, “…rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng… các nước anh em!”

Nguồn:  http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/ni-1954.html