Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

SÔNG TÔ LỊCH XƯA


Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.
“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng
“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng
Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.
Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vương phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng
Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vương phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng lũy nằm giữa hồ Tây và tháp Báo Thiên
001.Bản đồ Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư, năm 1490.
Bản đồ Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư, năm 1490.
002.Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí.
Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí.
002a.Hoàng thành 4-Bản đồ thời Lê Vẽ năm Gia Long thứ 9 (1810)
Bản đồ thời Lê Vẽ năm Gia Long thứ 9 (1810), Nhị Hà(sông Hồng) số 33, Ngòi Tô Lịch số 35
Bản đồ năm 1873
Bản đồ năm 1873
Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu ở sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu, nó gặp hồ Tây (là dấu tích của đoạn sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) và một phần nước từ hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Sách Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19) đã viết[1]:
Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.
Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.
Cảnh họp chợ ở bến sông.
Cảnh họp chợ ở bến sông.
Xem thêm minh họa tranh:  TÌM LẠI DẤU XƯA KẺ CHỢ
Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
003a.Bản đồ Hà Nội năm 1873 của nhà địa lý Frederic Romanet du Caillaud.
Bản đồ Hà Nội năm 1873 của nhà địa lý Frederic Romanet du Caillaud.
004.Một tấm bản đồ khác của Hà Nội năm 1873.
Một tấm bản đồ khác của Hà Nội năm 1873.
005.Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1873 do người Pháp ban hành.
Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1873 do người Pháp ban hành.
006.Bản đồ Hà Nội năm 1890.
Bản đồ Hà Nội năm 1890.
000.Thuyền trên dòng sông Hồng
Thuyền trên dòng sông Hồng, một phương tiện đường thủy quan trọng cho sự phát triển Thăng Long-Hà Nội
001.Phong cảnh tượng trưng trên dòng sông Hồng gần Hà Nội
Phong cảnh tượng trưng trên dòng sông Hồng gần Hà Nội
001a.Một kiểu làng an-nam-mít dọc theo bờ sông Hồng
Một kiểu làng người Việt dọc theo bờ sông Hồng
002.Điện Long Thiên chuyển thành trạm lính phòng thủ (1884 – 86). Ảnh- Hocquard.
Điện Long Thiên chuyển thành trạm lính phòng thủ (1884 – 86). Ảnh- Hocquard. Lúc này dòng sông Tô vẫn còn trong mát uốn lượn quanh Hà Nội và khu vực đầu sông vẫn nổi tiếng trên bến đươi thuyền.
002a.Cửa Bắc thành Hà Nội, nhìn từ phía ngoài
Cửa Bắc thành Hà Nội, nhìn từ phía ngoài, cảnh sắc đã hoang tàn sau khi thành Hà Nội thất thủ và quân Pháp chiếm đóng.
003.Cầu Giấy gần Hà Nội)
Cầu Giấy gần Hà Nội), nơi ghi dấu những trận giao tranh quân Pháp với quân người Việt, quân Tàu (quân Cờ Đen).
004. Dẫn trâu đi ra sông, một cảnh que thuộc của làng quê ven sông, hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Dẫn trâu đi ra sông, một cảnh que thuộc của làng quê ven sông, hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
005.Vùng lân cận Hà Nội – Sông Tô Lịch
Vùng lân cận Hà Nội – Sông Tô Lịch
006.Làng làm nghề giấy cũng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội
Làng làm nghề giấy cũng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội
007.Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây
Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây và dòng sông Tô Lịch chảy qua.
007.Bản đồ Hà Nội năm 1898.
Bản đồ Hà Nội năm 1898, lúc này thành Hà Nội đã bị phá hủy chỉ còn một số di tích trong đó có cột cờ và Cửa Bắc, nhiều nơi đã bị san lấp để phát triển đô thị theo kiểu Châu Âu trong đó có nhiều đoạn sông Tô Lịch
027.Khu bến bãi bán tre nứa ở sát sông Hồng với các bè tre được thả bè từ thượng du về.
Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ bởi tự thân là một cái chợ lớn đáp ứng nhu cầu một thời là kinh đô của những vùng xung quanh. lúc đó giao thông luồng lạch rất quan trọng, nhưng khi đô thị phát triển theo kiểu Châu Âu đã cho lấp dần các ao hồ , ngòi lạch trong khu người Việt (khu phía Đông thành), trong bức ảnh này tại khu chợ Đồng Xuân mới hình thành cho thấy cửa sông vẫn còn dấu tích của bến bãi sông nước một thời.
037.Trong bộ sưu tập ảnh của ông, có thể đây là những tấm ảnh cuối cùng cho thấy kiến trúc thành còn khá nguyên vẹn. Việc quy hoạch hoàng thành mới được triển khai, thể hiện ở việc trồng cây xanh và làm đường ở khu vực cột cờ Hà Nội.
Trong bộ sưu tập ảnh của ông, có thể đây là những tấm ảnh cuối cùng cho thấy kiến trúc thành còn khá nguyên vẹn. Việc quy hoạch hoàng thành mới được triển khai, thể hiện ở việc trồng cây xanh và làm đường ở khu vực cột cờ Hà Nội.
011.Con phố mang tên “Rue de France - Nước Pháp” từ bờ sông Hồng đi thẳng vào trung tâm hồ Hoàn Kiếm, tạo nên một con đường mới và sầm uất nhất: Đường Paul Bert, nay là Tràng Tiền.
Con phố mang tên “Rue de France – Nước Pháp” từ bờ sông Hồng đi thẳng vào trung tâm hồ Hoàn Kiếm, tạo nên một con đường mới và sầm uất nhất: Đường Paul Bert, nay là Tràng Tiền.
014.Con đường đầu tiên mở mang không gian thành phố về phía nam hồ Hoàn Kiếm mang tên vị vua đã ký nhượng Hà Nội cho Pháp - Đồng Khánh - nay chính là phố Hàng Bài.
Con đường đầu tiên mở mang không gian thành phố về phía nam hồ Hoàn Kiếm mang tên vị vua đã ký nhượng Hà Nội cho Pháp – Đồng Khánh – nay chính là phố Hàng Bài.
Đoạn sông bị lấp: Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa). Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Đoạn sông còn lộ thiên ở Thụy Khuê đó còn được gọi là mương Thụy Khuê, nối từ cống Đõ (ở đầu dốc Lafore), chạy tới cống ngầm dưới lòng chợ Bưởi rồi đổ ra sông Tô Lịch ngày nay. Đoạn mương đó đã được thông báo về dự án cống hóa từ cuối năm 2005, dự kiến khởi công vào quý I-2006 nhưng hiện nay vẫn đang bị bỏ dở, khiến người dân sống gần đó đang phải sống trong môi trường nước thải ô nhiễm
007.Nghề làm giấy
Nghề giấy làng Yên Thái – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.
007.Nghề đúc đồng làng Ngũ Xá bên hồ Tây. Những ngưòi phụ nữ đang thực hiện công đoạn chế tạo loại khuôn mẫu từ đất sét.
Nghề đúc đồng làng Ngũ Xá bên hồ Tây. Những ngưòi phụ nữ đang thực hiện công đoạn chế tạo loại khuôn mẫu từ đất sét – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.
Những ngôi làng ven sông cùng với công trình tín ngưỡng cạnh cái ao và ven sông.
Những ngôi làng ven sông cùng với công trình tín ngưỡng cạnh cái ao và ven sông, một cấu trúc điển hình làng dọc sông Hồng và sông Tô Lịch-Ảnh chụp năm 1950
008. Ảnh chụp năm 1950 cho thấy những dải sông uốn lượn khi đó các con sông Hà Nội giao nhau còn nhiều ở vùng ven và chưa bị ô nhiễm như ngày nay.
Ảnh chụp năm 1950 cho thấy những dải sông uốn lượn khi đó các con sông Hà Nội giao nhau còn nhiều ở vùng ven và chưa bị ô nhiễm như ngày nay.
Có thể nói sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại mỗi thời kỳ. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề. Ða phần đều được di dời từ nơi khác về nhưng trong đó ven sông Hồng, sông Tô Lịch đã để lại nhứng làng nghề nổi tiếng…
Các làng nghề chủ yếu ở Hà Nội như: làng đồ vàng bạc – kim hoàn, làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái, những làng hoa, làng vải Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc…
Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phường”. Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã nhiều thay đổi, cuộc sống và làng nghề cũng đổi thay, dòng sông Tô đã dần dần biến mất cảnh xưa…, không còn đóng vai trò quan trọng trong giao thương, giao thông tại Thăng Long-Hà Nội như trước đây nữa.
Bản đồ Hà Nội ngày nay đánh dấu dòng sông Tô Lịch bị lấp
Bản đồ Hà Nội ngày nay đánh dấu dòng sông Tô Lịch bị lấp
Đoạn sông ngày nay: Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì.
Nguồn:
Ghi chú:
(1) Ngô Văn Phú (31/05/2009, 13:05 GMT +7). “Tre xanh trong lòng Hà Nội”. Đại Nam nhất thống chí, NXB Khoa học Xã hội, 1971, tập III, trang 177 (bằng Tiếng Việt) (Báo An ninh thủ đô)
Biên tập:36phophuong.vn

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Các chốn chùa, đền, miếu, phủ chật người nhưng vẫn đói niềm tin chân thật

Nguyễn Quốc Tuấn

Một chủ nhật với công việc buổi sáng và buổi chiều không thấy nắng.
Sáng nay có cuộc họp về dự án tu bổ, tôn tạo chùa Dạm, Bắc Ninh. Mình có phát biểu về một số chuyện xung quanh khai quật khảo cổ học tiếp tục thế nào, dựng chùa mới trên nền chùa hiện hữu có tên THẦN QUANG TỰ do dân tự dựng vào những năm 1980 sau vụ CCRĐ đốt trụi. Cái sự quá tả trong nhận thức, dẫn đến sự mồ côi tâm linh (spirit), sự phế bỏ các dấu tích của "chế độ phong kiến lạc hậu" đã in hằn nhiều thế hệ cán bộ, nông dân của miền Bắc ở nhiều địa phương vào sau năm 1954. 

Nhưng đến những năm 1990, bỗng lại bùng lên sự trở lại của niềm tin vào thế giới thiêng, các tôn giáo ở Việt Nam được dịp phục hồi rồi cả xã hội đi đến chỗ quá tin và quá sợ tới mức người dân và hầu hết cán bộ (cả cấp cao) bỗng dưng đi lễ liên tục, nhưng không được chuẩn bị gì, không được giáo dục gì (Pháp gọi là giảng dạy fait religieux) và thế là hầu hết các chốn chùa, đền, miếu, phủ chật người nhưng vẫn đói niềm tin chân thật. Đua nhau đi lễ, rồi dẫn đến cảnh một số nơi bỗng dưng "linh" quá mức so với gốc, một đồn trăm, trăm đồn nghìn... rồi tâm lý đám đông, sự lệch chuẩn điển lễ cổ, sự đua đòi về trưng đồ mới của nước ngoài bỗng ào ạt nhảy vào chốn vốn u tịch, nghiêm trang, vừa phải. Cứ thế họ đua nhau đưa sư tử kiểu tàu, cột đèn kiểu Nhật, Quan Âm đứng (theo dạng Ngọc Quan Âm) tràn lan ở các chùa miền Bắc... dẫn đến hỗn loạn vô cùng tận... Trong một stt ngắn khó có thể mô tả hết thực trạng bát nháo của sinh hoạt tâm linh ở miền Bắc (có khác với miền Trung, Nam). Đó là chưa kể đến các hiện tượng hỗn hợp niềm tin, rồi sinh ra các "guru" (đạo sư) của các nhóm tự xưng là đạo mới, nhưng lại bị chính quyền gọi là tà đạo, tà giáo, đạo lạ mọc lên như nấm sau mưa, chưa kể đến vô số các điện, phủ tư gia của vô số nhà. Người nào cũng tự xưng mình nhận được lệnh của đáng bề trên, đấng linh thiêng, các Mẫu cho lộc vì hợp căn... Rồi thấu thị, rồi ngoại cảm loạn xà bát nháo. Rồi phong thủy, rồi Thạch đạo (giống như Trà đạo), rồi yểm (bi kịch của một số vị quan to), rồi chấn rạch, rồi chọn phương chọn hướng phòng ngủ, phòng làm việc, cửa nhà... Rồi địa lý tả ao... Rồi gọi hồn, rồi hiển linh... tràn lan.


Tất cả đã tạo nên một bộ mặt náo nhiệt đấy nhưng tin nhảm, thờ nhảm cũng quá nhiều. Nhiều giá trị tâm linh được xây dựng hằng nghìn năm, chí ít cũng vài trăm năm bỗng trở nên bị "nhem nhuốc", bị lợi dụng, bị bóp méo. Nhiều lắm, không tả xiết.


Đấy, cho nên nếu không có một sự giáo dục cẩn thận thì nó ra thế đấy. Nhưng ai làm việc này? Câu hỏi vẫn là câu hỏi. Nhà nhà nghiên cứu "tín ngưỡng", tôn giáo, người người ra sách "tín ngưỡng", tôn giáo, hết trung tâm này đến viện tư nhân kia được lập ra, song càng lập càng rối rắm.
Thôi thế nhé, một chủ nhật mà cất công ngồi viết stt dài như thế bố ai thèm đọc. Thôi thì cứ nói ra đây, ai đọc thì đọc, không đọc thì chịu vậy.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Bày bàn ăn kiểu Tây

Pha Lê

Chúng ta rất hay tưởng tượng ra cảnh mình ngồi ăn một bữa hoành tráng trên những chiếc bàn dài ngoằng đó, nhưng tưởng tượng chừng 5 phút thì khựng lại e dè: ba cái dao muỗng nĩa dĩa bày trên đó phức tạp quá, dùng sao đây? Không biết dùng thì quê thiệt.
Thực chất, tìm hiểu về nghi thức ăn uống hoặc cách bày bàn ăn như những gì mình thấy trong phim hay trên tranh không có khó, nó chỉ khó khi bạn không biết cách học. Nhảy bổ vào học lễ nghĩa ngay sẽ chẳng thể nào vô đầu, cùng lắm bạn chỉ học vẹt, sau đó chả áp dụng được. Học đúng cách là phải học từ… thực đơn, bởi nói cho cùng thì việc sử dụng cái gì để ăn phụ thuộc vào cái món bạn sắp ăn.
Menu kiểu thời xưa:
Menu 3 món
Menu cơ bản nhất, ngày bình thường thì gia đình Tây thời xưa ăn 2 món, ngày nào đặc biệt hơn (hoặc có tiền) thì xơi 3. Bố cục của menu này đơn giản dễ hiểu:
Khai vị
Món chính
Món tráng miệng
Menu 5 món
Dành cho những ai có đủ tiền mướn đầu bếp và mua đồ ăn, bố cục linh động:
Món khai vị lạnh  
Món khai vị nóng 
Món chính 
Tráng miệng: kem (hoặc phó mát)
Tráng miệng: bánh (hoặc phó mát)
Tuỳ theo ý thích mà thay đổi menu này; thích 1 khai vị, 2 món chính, 2 tráng miệng vẫn được; 2 khai vị, 2 món chính, 1 tráng miệng cũng không sao. Bạn là huấn luyện viên, bạn có thể tự quyết “đội hình” 2-1-2 hay 2-2-1 hoặc 1-2-2.
Khai vị lạnh là những món không cần phải nấu, ví dụ như caviar, hàu sống, xa-lát; trong hình là cá hồi sống với sốt rau thơm cùng sốt miso.
Menu 7-8 món trở lên
Cái này thường dành cho giới quý tộc, những người chả cần phải gấp rút ăn để còn đi cày. Đại loại như vầy:
Đồ ăn chơi (thường là đồ biển như hàu, caviar, ốc…)
Súp
(Nghỉ giữa hiệp uống trà, cà phê)
Khai vị lạnh 
Khai vị nóng 
Món chính: cá
Món chính: thịt (2 món chính là lý do tại sao trong hình chụp bàn tiệc của nữ hoàng Anh có 2 con dao đó bạn Quang Trần)
Tráng miệng: kem 
Tráng miệng: bánh 
Tráng miệng: phó mát
Thời ấy phó mát luôn là món tráng miệng (vì nó là món dùng kèm với trái cây ngọt), Pháp dùng phó mát trước bánh và kem, Anh hoặc các nước châu Âu khác dùng phó mát sau cùng.
Menu thời nay:
Thời này thì chẳng mấy ai theo luật menu như thời xưa nữa, menu đắt nhất của các nhà hàngMichelin bây giờ đều trên 8 món, và đầu bếp chủ yếu chỉ sắp xếp sao cho bữa ăn hài hòa, không nhất thiết phải có đủ khai vị nóng lạnh, hoặc không nhất thiết phải 2 khai vị và 2 món chính. Nhà hàng thời nay cũng thích chiều khách nên súp hoặc caviar trở thành những món “tặng thêm”, không có trong menu nhưng họ cứ bưng ra mời. Bởi vậy nếu bạn vào nhà hàng Michelin và gọi thứ đắt nhất (thường là “Tasting menu”, cái menu này là menu riêng, không dính chung với menu thường), bạn cần chuần bị tâm lý để ăn thêm vài món “được tặng”.
Những món “ăn chơi” của nhà hàng Enoteca ở Ý. Tatsing menu của họ có trên 8 món, nếu bạn gọi tatsing menu thì sẽ được “khuyến mãi” những món như thế này khoảng vài lần, nghĩa là tổng cộng xơi chừng 10 món trở lên.

Bánh mì chấm trứng và truffle – “khuyến mãi” của nhà hàng Capirce.

Lễ nghĩa của việc ăn theo thực đơn của Tây:
Nếu bạn xơi một menu thời xưa (giờ ít khi gặp, chủ yếu chỉ có trong phim cổ trang, bạn sẽ gần như chẳng có cơ hội nhâm nhi một menu kiểu này nữa, nhưng đời biết đâu chữ ngờ…), bạn chỉ cần nhớ những điều cơ bản sau:
- Dùng muỗng nĩa từ ngoài vào trong (món khai vị đến món chính), sau đó từ trên xuống dưới (món tráng miệng); muỗng nĩa dành cho tráng miệng luôn để ở phía trên, vị trí 12 giờ của dĩa ăn, thay vì 2 bên hông)
- Bên phải luôn nhiều thứ lỉnh kỉnh hơn, dùng bên phải trước (ăn một tay) cho số lượng  dao nĩa bằng với bên trái, sau đó dùng dao và nĩa bằng 2 tay cũng theo thứ tự từ ngoài vào trong
- Rượu uống từ trái sang phải. Nước để nhấp sau mỗi món hòng “rửa miệng” và sẽ bày ngoài cùng bên trái, tiếp đến là champage cho khai vị, rượu trắng cho cá, đỏ cho thịt, và rượu ngọt cho phó mát.
- Dĩa ăn món chính nằm dưới cùng, dĩa khai vị ở giữa, và chén súp nằm trên. Như vậy khi ăn súp tới món khai vị tới món chính, hầu bàn chỉ việc nhấc dĩa dơ đã dùng và đưa vào bếp rửa thay vì chạy ra chạy vào để thay dĩa mới liên tục.
- Nĩa ăn các món thịt chính là nĩa to nhất, to nhì là nĩa ăn món cá chính, các món khai vị, xa-lát, sẽ có nĩa nhỏ.
- Dao ăn thịt có răng cưa và to, dao ăn cá cũng bén và to y như dao thịt nhưng không có răng cưa, dao ăn các món nhẹ như xa-lát, hải sản… sẽ nhỏ hơn.
.
Hình trên chỉ cách sắp xếp bàn ăn, thứ tự dao nĩa cho một bữa 7 món thời xưa.  Theo trình tự, bên phải nhiều hơn bên trái nên phải “sử dụng” bớt cho hai bên bằng nhau cái đã; cầm cái nĩa ngoài cùng bên phải lên. Hình ghi “seafood fork”, nghĩa là “nĩa ăn những món đồ biển” như ốc, tôm. Nĩa ăn hàu sẽ khác và nếu thực đơn có caviar thì bàn ăn sẽ bày muỗng thay vì nĩa, nhưng bạn đừng bận tâm làm gì; chỉ cần biết mình dùng cái thứ ngoài cùng bên phải để ăn món đầu tiên (bằng một tay).
Sau đó tới muỗng ăn súp, cũng một tay. Bạn nghỉ giữa hiệp để uống trà, uống cà phê, dùng 2 cái muỗng tiếp theo để khuấy đường hoặc sữa (nếu muốn, không dùng muỗng khuấy trà thì bồi sẽ tự biết để ý và dọn đi.)
Bây giờ, số lượng dao nĩa 2 bên trái phải đã bằng nhau. Chúng ta cầm bộ dao và nĩa ngoài cùng để ăn xa-lát (uống champage), sau đó là bộ dao nĩa kế tiếp để ăn cá (uống rượu trắng), rồi dao và nĩa trong cùng cho món thịt (uống rượu đỏ).  Dùng dao và nĩa đặt ở góc 10 giờ để lấy bánh mì cũng như phết bơ (nếu muốn, không thích ăn bánh mì thì cứ để đó)
Cuối cùng, dùng đến các thứ xếp ở vị trí 12 giờ.  Muỗng để múc kem, rồi dùng nĩa để xắn bánh hoặc xắn phó mát (uống rượu ngọt).
Nhìn chung đối với kiểu ăn truyền thống này thì nghi thức lẫn cách sắp xếp rất dễ; thực khách không cần biết mình sắp ăn cái gì, chỉ cần xài dụng cụ từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới. Chủ nhà thì bày mọi thứ theo trình tự, ăn sau cùng nằm trong, ăn trước nằm ngoài, tráng miệng nằm trên, ly uống thì từ trái qua phải. Dao luôn nằm bên phải (trừ khi khách của bạn thuận tay trái thì bạn phải đổi)
Nhưng thời nay, mọi thứ loạn cả; thịt có thể đi trước cá và xa-lát thì gần như không thấy (hoặc trở thành món “khuyến mãi”), luật ăn uống thời xưa cần phải bổ sung thêm cho hợp với thời nay:
- Nếu bên phải nhiều dụng cụ hơn, dùng thứ ngoài cùng bên phải trước (một tay), đến khi bên phải bằng số lượng với bên trái. Tuy nhiên, nếu thứ đầu tiên bên phải là con dao (để ăn những món cần cắt nhỏ) thì dùng dao bên phải và nĩa bên trái bằng 2 tay. Sau đó mới tính tiếp.
Nhìn cách bày bàn này thì thứ đầu tiên mình sẽ dùng là muỗng (chắc ăn súp), sau đó tới dao nĩa cho món chính, và cuối cùng là tráng miệng. Không cần biết thực đơn ra sao, chỉ cần nhìn cách sắp xếp là có thể đoán ra mình sắp xơi bao nhiêu món, dùng vật gì để ăn trước. Dễ phải không nào?

Còn đây, tuy bên phải nhiều thứ hơn nhưng ngoài cùng là dao, bạn chẳng tài nào dùng dao ăn một tay được, nên hãy cầm dao bên phải và nĩa bên trái để ăn khai vị. Sau đó, ngoài cùng bên phải sẽ là muỗng; muỗng dùng 1 tay được, nên bạn dùng muỗng xơi món tiếp theo (chắc lại súp). Cuối cùng dùng dao và nĩa để ăn món chính. Rồi xài muỗng ở vị trí 12 giờ để ăn tráng miệng. Tính ra thì đây là cách bày bàn cho thực đơn 4 món; 2 khai vị, 1 món chính, và 1 tráng miệng.

- Muỗng và nĩa không đi với nhau, Tây không có món nào cầm muỗng tay phải, cầm nĩa tay trái như cơm tấm của mình. Nếu số lượng muỗng nĩa bằng nhau ở hai bên phải trái, và ngoài cùng bên phải là muỗng thay vì dao, hãy dùng muỗng bên phải trước bằng một tay để ăn món đầu tiên, sau đó dùng nĩa bên trái (cầm bằng tay thuận) để ăn món tiếp theo.
Trong hình minh hoạ này, số lượng dụng cụ ở hai bên hông dĩa là đều nhau. Ngoài cùng bên phải là muỗng, vậy dùng muỗng ăn súp trước (khai vị nóng), sau đó sùng nĩa bên trái ăn xa-lát (khai vị lạnh). 2 bộ dao nĩa còn lại là để ăn 2 món chính (cá và thịt). Tráng miệng sau chót. Đây là đội hình 2-2-2 cho bữa tiệc 6 món.
 Ngược lại, nếu mình là người bày tiệc thì mình cũng bày mọi thứ theo món.  Nếu bạn định đãi: 1 món ăn chơi (ốc, hoặc thịt nguội), 1 súp, 1 salad, 1 món chính, 2 tráng miệng; đội hình 1-1-1-1-2 cho 6 món, thì bày bàn thế nào?

MỘT BỮA CỖ NÔNG THÔN VIỆT NAM



Trích một anh Tây tả màn ăn cỗ của người Bắc:

"Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.

[​IMG]

Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon lắm, ngon lắm". Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: "Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!"... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.

Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

[​IMG]

Nguồn: FB Quoc Tuan Vu trên group ăn uống:

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am,…

https://cvdvn.net/2016/02/14/phan-biet-chua-dinh-den-mieu-nghe-phu-quan-am/

Đình làng Đình Bảng
Đình làng Đình Bảng
(hanhtrinhtamlinh.com) Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am,…Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó. Cho nên có rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa, ở gần nhà có cái đình mà cũng không hiểu vì sao cái đình lại “mọc” lên ở đó,…
Vì vậy, chúng tôi đã biên tập bài viết này để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

CHÙA LÀ GÌ?

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.
Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

ĐÌNH LÀ GÌ?

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Đình làng Đình Bảng
Đình làng Đình Bảng
Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.
Xem thêm kiến trúc của đình làng: xem tiếp »

ĐỀN LÀ GÌ?

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.
Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.
Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

MIẾU LÀ GÌ?

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.
Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam)

NGHÈ LÀ GÌ?

Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).
Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.
Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.

ĐIỆN THỜ LÀ GÌ?

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.
Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

PHỦ LÀ GÌ?

Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật). Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

QUÁN LÀ GÌ?

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh. Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa. Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).
Bích Câu đạo quán
Bích Câu đạo quán
Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).

AM LÀ GÌ?

Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.
Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.

TỔNG KẾT LẠI

Hầu hết các địa điểm thờ cúng đều gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, và tùy theo đối tượng được thờ mà có tên gọi khác nhau. Có thể tóm gọn lại như sau:
1. Am và Chùa đều là nơi thờ Phật nhưng Am có quy mô nhỏ hơn chùa và thường hoạt động riêng lẻ. Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni (mang tính chất tập thể)
– Chùa mà có khoảng từ 20 vị tăng tu tập trở lên gọi là Tu Viện.
– Chùa có hệ phái khất sĩ gọi là Tịnh Xá (ở trong miền Nam).
– Những nơi tu tập có khu tăng, khu ni, có nhiều khu, nhiều chùa gọi là Đại Tòng Lâm.
2. Đình, Đền, Miếu, Điện đều là nơi linh thiêng thờ Thánh, Thần. Đình thường thoáng, cao, rộng, phù hợp với hội họp làng xã. Còn Đền, Miếu, Điện thường tối hơn, tạo cảm giác thiêng liêng, huyền bí cho người tới cầu cúng lễ bãi. Nhìn chung, Miếu có cấu trúc nhỏ hơn Điện, Điện nhỏ hơn Đền và Đền nhỏ hơn Đình (Miễu < Miếu < Điện < Đền < Đình). Thông thường mỗi làng chỉ có 1 Đình nhưng có thể có nhiều Đền, Miếu.
3. Phủ là nơi thờ Mẫu và truyền bá đạo Mẫu. Tuy nhiên cũng có nhiều phủ thờ cả Phật, đây được coi như sự giao thoa hòa nhập giữa các tôn giáo, tín ngưỡng.
4. Quán là nơi tu luyện và thờ cúng của Đạo giáo.
Tại Việt Nam các nền văn hoá tín ngưỡng thường giao thoa hoà nhập với nhau rất sâu (đây cũng là nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam). Có khi Chùa thờ cả Thần (kiến trúc: Tiền Phật hậu Thánh), Chùa thờ cả Mẫu (Tiền Phật hậu Mẫu)… Vì thế sự phân biệt ở đây là không rõ ràng trong đối tượng thờ cúng. Các bạn nên đặc biệt lưu ý đặc điểm này để tránh việc cầu xin không đúng ban, đúng chỗ, cũng như đặt lễ và hành lễ sai nghi thức (ví dụ để đồ mặn, đồ vàng mã ở Ban thờ Phật hoặc để đồ sống ở ban thờ Mẫu chẳng hạn. Xem thêm: Những nhận thức sai lệch về Phật giáo hiện nay vàĐi chùa lễ Phật như thế nào cho đúng?).
Ngay bản thân Đền, nếu đi sâu tìm hiểu sẽ rất phức tạp, khó phân loại. Có nơi thờ Nam thần, có nơi thờ Nữ thần. Thông thường đền thờ Nam thần thì to hơn Nữ thần nhưng đền thờ Nữ thần thì lại nhiều ban thờ hơn như ban Tứ phủ công đồng, ban Cô, ban Cậu. Tuy nhiên, hiện lại có 1 số đền thờ Nam thần lại cũng có ban thờ Mẫu, rồi thờ Cô, thờ Cậu… thành ra rất khó phân loại.