Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Văn hóa Khổng Mạnh: “chém gió”, độc tôn chân lý và thủ cựu

16 tháng 10 2013 lúc 14:39

Thái độ của chúngta đối với các vấn đề xẩy ra trong cuộc sống ngày nay vẫn còn mang nặng thái độcủa con người văn hóa Khổng Mạnh, một văn hóa được lưu truyền qua cuộcsống, từ đời này qua đời khác trải mấy nghìn năm, mà chúng ta tiếp đã thu mộtcách tự nhiên và vô tình.
“Chémgió”, độc tôn chân lý
Văn hóa KhổngMạnh là thứ văn hóa xác quyết, bất cần chứng minh. Ông Khổng Khâu, ông Mạnh Khavà tất cả các danh nho qua các thời đại chỉ khẳng định một cách chắc nịch thôichứ có bao giờ cần chứng minh cái gì đâu. Ông Khổng Khâu nói người có hiếu thìcha chết ba năm không được thay đổi nếp sống gia đình do cha để lại, người ngaythẳng thì cha có đi ăn trộm cũng phải bao che, nhưng ông không hề bận tâm giảithích tại sao. Các ông thánh hiền kế tiếp nói rằng đã là đàn bà đức hạnh thìphải phục tòng cả cha, lẫn chồng, lẫn con cũng có cần biện luận gì đâu. Văn hóacủa chúng ta là cái văn hóa trong đó mình cứ ném bừa chân lý của mình vào mặtngười khác mà không cần suy nghĩ xem đó có phải là những chân lý thực không.

Văn hóa KhổngMạnh là văn hóa phủ nhận kiến thức. Người ta không cần nghiên cứu, tìm hiểu,miễn là cứ thấy phải đạo là có thể tự tin và tự hào được rồi. Tất cả các cuốnTứ Thư, Ngũ Kinh nếu gộp chung lại tất cả và in thành một cuốn sách thì cũngchỉ vài trăm trang. Một người bình thường có thể học một tuần lễ là xong, thếmà các sĩ tử cứ nhai đi nhai lại trong mấy ngàn năm thì hỏi kiến thức có cái gìđáng kể? Với thời gian, cả một xã hội học thói quen nói và làm mà không cần mộtkiến thức nào cả. Không những không trọng kiến thức, mà người ta còn bài bácviệc mở mang kiến thức, bởi vì văn hóa Khổng Mạnh chống lại điều mới, nghĩa làchống lại sự tìm hiểu. Khổng Tử nói: Bỏ công ra học điều lạ chỉ có hại (Công hồdị đoan, tư hại đã dĩ). Những lời vàng ngọc đó trải đời này qua đời khác tạo ratâm lý coi điều khác lạ là xấu là dở, là sai. Trong ngôn ngữ Trung Quốc mà tadu nhập, chữ dị, nghĩa là khác, đồng nghĩa với xằng bậy. Dị đoan theo nghĩachiết tự của nó chỉ có nghĩa là điều lạ thôi, nhưng tập quán và thời gian đãbiến nó thành nhảm nhí. Lập dị, quái dị, dị nghị, dị hợm đều mang nghĩa xấu cả.Không những bài bác điều mới, văn hóa Khổng Mạnh còn hung bạo với điều mới.Khổng Tử lên làm tướng quốc nước Lỗ thì lập tức giết thiếu chính Mão. Chẳngthấy ông Mão có tội cụ thể nào ngoài tội có tài biện luận và lung lạc ngườikhác. Nho sĩ theo gương bậc vạn thế sư biểư này đã để xướng lên cả một bổn phậnđạo đức: vệ đạo. Vệ đạo là chủ trương bảo vệ toàn bộ các giá trị Khổng Giáobằng cách đánh phá gay gắt và tiêu diệt bằng bạo lực những kẻ dám đi ra ngoàikhuôn mẫu có sẵn. Khổng Khâu và các môn đệ, hậu bối của ông, cũng khuyến khíchsự tìm tòi, khảo cứu nhưng với điều kiện là đó chỉ là những tìm tòi phải đạo,với mục đích minh họa những ý đã có sẵn. Cái chủ trương vệ đạo đó đã làm thuichột cả trí tuệ á Đông và đã dẫn ra pháp trường vô số những người có trí tuệ,đáng lẽ đã có thể cống hiến những đóng góp quí báu. 
Cácvua chúa áp đặt địa vị độc tôn của Khổng Giáo, rồi dùng bọn nô nho mạt sát mọitư tưởng khác biệt nhân danh chính nghĩa vệ đạo. Dần dần chúng ta bỏ mất cả khảnăng đối thoại. Chúng ta không thể thảo luận với nhau một cách bình tĩnh vàtương kính, hễ khác ý kiến là phải dùng những lời lẽ hận thù, hằn học, là thấycần phải tiêu diệt nhau. Chúng ta coi tranh luận có nghĩa là hạ bệ người trướcmặt, làm cho hắn mất uy tín và bị lên án nếu được
Thủcựu
Một di sảnkhác của Khổng Giáo, đó là tâm lý tôn sùng người xưa. Quí trọng tổ tiên là mộttình cảm tự nhiên và cũng là một phần của trí thông minh của loài người. Nó chophép loài người nối dài cuộc sống trí tuệ của mình tới một thời xa xưa, hiểuđược cuộc hành trình đã dẫn tới ngày hôm nay, và cũng ý thức được những điềunên làm cho tương lai. Lòng quí trọng người xưa biến cuộc sống thành liên tụcvà vĩnh cửu, sinh và tử chỉ là nhưng chốc lát trong cuộc sống liên tục và khôngngừng biến đồi của loài người. Quan sát việc làm của người xưa ta rút ra đượcnhững kinh nghiệm để xây dựng ngày mai, ta học được những cái đúng của họ, vata rút nhiều kinh nghiệm quí báu hơn ở những sai lầm của họ. Nhưng sự tôn sùngngười xưa của Khổng Giáo không phải như vậy. Nó là một sự tôn sùng bệnh hoạn,coi người xưa là hơn ngày nay, coi người xưa là hoàn toàn đúng, chúng ta chỉ cầnlập lại là đủ. Khổng Tử chủ trương cứ học người xưa là biết việc ngày nay (ôncố tri tân). Nhan Uyên hỏi ông về việc trị nước, Khổng Tử trả lời: Cứ theo lịchnhà Hạ, đội mũ nhà Chu, dùng nhạc của vua Thuấn, Các nho sĩ sau này còn đề caohơn nữa cái tinh thần sùng bái và bắt chước tổ tiên đó, và người được đề caolàm mẫu mực hơn cả lại chính là Khổng Tử. Ngay cả những câu nói rất tầm thường,và tầm bậy, của ông như cha con phải giấu tội cho nhau, nước loạn thì chớ ở lạicũng được đưa lên hàng đạo lý. Chính Khổng Tử khi nói những câu này cũng khôngthể ngờ rằng có ngày chúng sẽ được coi là nhưng khuôn vàng thước ngọc. Ông thủcựu và kêu gọi thủ cựu, nhưng đó chỉ là những ý kiến thôi, chính các triều đạivề sau mới biến nhưng ý kiến của ông thành chân lý bất di bất dịch. Cá nhânKhổng Tử nhiều lần dạy đệ tử không nên phò những vua chúa bất nghĩa, nhưngchính ông cũng hai lần định làm gia nhân cho những kẻ phản bội. Như vậy Khổng Tửtuy thủ cựu nhưng không cứng nhắc như người ta tưởng. Vậy nên khi phê phánKhổng Giáo, ta không nên qui trách hết cho Khổng Tử. Mặc Tử, nhà tư tưởng vĩđại nhất của Trung Quốc, đã nhiều lần lên án tâm lý rập khuôn theo người trước.Mặc Tử có lý: nếu tất cả mọi thế hệ đều lấy những thế hệ trước làm mẫu mực thìxã hội vẫn còn như thời Phục Hy, Thần Nông, nghĩa là vẫn còn ăn lông ở lỗ.
Trong thế giớithay đổi dồn dập này, mà sức mạnh, chỗ đứng và sự vinh nhục của các dân tộcđược quyết định bởi ý kiến và sáng kiến, bởi vận tốc của đổi mới, nếu có mộttâm lý mà chúng ta phải khẩn cấp từ bỏ thì đó chính là tâm lý thủ cựu.
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét