Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Dân tộc và Quốc gia

22 tháng 10 2013 lúc 21:02
                                              “Đừngtuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng” (TCS)

Hàng ngày trên báo, đài thường xuyên nói đến các từ chúng tađã rất quen tai đó là: “nước”, “đất nước”, “tổ quốc” “dân tộc” “nhân dân”,“nhànước” và “quốc gia”. Có lẽ vì quá quen tai nên ít khi ta suy nghĩ một cáchnghiêm túc và thấu đáo về những khái niệm hết sức quan trọng này.

 Khi ta nói “Nước”,NướcViệt Nam” là để chỉvề lãnh thổ Việt Nam.“Đấtnước” là  khi ta nói đến lãnh thổViệt nam một cách tình cảm. Và tình cảm hơn, gần gủi hơn khi ta nói “non sông”,“sơn hà” hay đơn giản là “sông núi” . “Sông núi nước Nam,vua Namở”.

“Tổ quốc” là từ gọi nước một cách tình cảm như đất nước nhưngnó gợi lại lịch sử và tổ tiên nên Tổ quốc có tính thiêng liêng hơn đất nước.“Tổ quốc linh thiêng, tổ quốc linh thiêng. Ngọn đuốc hòa bình trên tay rực lửa.Tôi lắng nghe, tôi lắng nghe, tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình..” (Tổ quốcgọi tên mình)
 “Mặt trận tổ quốc”được cấu thành từ hai từ “mặt trận” nghe như là đang dàn quân đánh nhau bom đạn, súng nổ ùng oàng gắn với từ “tổ quốc”thiêng liêng nên mỗi khi ta nghe đến tên “Mặt trận tổ quốc…” cứ thấy gờn gợn…???... Riêng cụm từ “Tổ quốc XHCN”ta cần phải xem xét lại cho thấu đáo vì nhẽ nào các thời Nhà Lý, Trần, Lê…cũnglà XHCN???

“Dân tộc” và “nhân dân” là hai từ luôn được tadùng một cách …tùy tiện nhất. Có lẽ cách hiểu phổ thông nhất của từ dân tộc là dùngđể chỉ toàn bộ con người trong một nước cùng chia sẻ một di sản văn hóa, mộtgiai đoạn lịch sử đủ dài nào đó. Mặc dù có chữ tộc trong từ dân tộc nhưng khôngmang nội dung huyết thống chủng tộc nào. Nhiều khi ta lại dùng từ dân tộc đểchỉ sắc tộc như dân tộc Kinh, dân tộc Tày… rồi như “người dân tộc” dùng để chỉnhững người thuộc các sắc tộc ít người. Đây là một sự tùy tiện lâu ngày thànhquen chăng?
Dân tộc không chỉ những người dân hiện có mà còn chỉ cảnhững con người của một nước trong quá khứ và cả tương lai. Nhân dân là từ gầnvới dân tộc, thường được dùng để chỉ những người hiện đang sống của một nước. Nhândân cũng thường gắn với một địa danh cụ thể ví dụ như nhân dân Thanh Hóa. Nhândân là danh từ thường được gắn với nhưng tính từ quăng lên quật một cách dã mannhất. Nhân dân cũng là một danh từ bị lạm dụng, bị mạo danh nhiều nhất.
Dân và dân chúng lại dùng để chỉ mọi người hay toàn thể mọingười đang sống dưới sự quản lý của một nhà nước. Còn quần chúng dùng để chỉmột khối đông người, thường được dùng để đối lại với một thiểu số chọn lọc. Sốít chọn lọc lại thường trịch thượng dạy bảo, gọi xách mé khối đông quần chúngnày. Có nhẽ vì thế mà từ quần chúng đã đi vào nhiều câu chuyện tiếu lâm dângian.

Trong tiếng Việt hiện này từ “nhà nước” là chỉ toàn bộ guồng máy chính quyền: lập pháp, tưpháp và hành pháp. Nói một cách cụ thể đó là quốc hội, các tòa án, chính phủ vàcác cơ quan thuộc quyền điều khiền của chính phủ. Nhà nước đảm nhiệm vai tròđại diện toàn quyền và duy nhất cho một nước. Thế giới thường chỉ biết đến mộtnước nào đó qua nhà nước của nó. Một chức năng nữa của nhà nước là có toànquyền, theo luật định, trên khắp lãnh thổ. Một nước thì chỉ có thể có một nhànước. Đây chính điều làm cho chúng ta dễ nhầm lẫn, đồng nhất nhà nước với nước, với đất nước, với tổ quốc. Cả chiềudài lịch sử của nước ta đã lần lượt có những nhà nước khác nhau nhưng nước tachỉ là một, mặc dù trong từng giai đoạn có tên khác nhau như Vạn Xuân, ĐạiViệt, Việt Nam.Chính sự nhầm lẫn tai hại này làm cho chúng ta nhiều khi đã lên án nhau mộtcách oan khốc.

Theo Wikipedia thì “Quốcgia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần,tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền vànhững con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luậtpháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sửlập quốc, và, những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốcđó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻquá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùnglãnh thổ có chủ quyền”
Quốc gia là một khái niệm mới được phát minh ra trong cuộccách mạng tư sản Pháp. Xem xét kỹ định nghĩa này thì phần lớn các thành tố củaquốc gia lại không chắc chắn. Quốc gia Hoa Kỳ chẳng hạn đã ra đời vào lúc hầunhư chưa có lịch sử với nhiều di sản văn hóa khác nhau. Lãnh thổ có thể bị chiếmđóng, chính quyền có thể bị lưu vong hoặc tạm thời tan rã, ngôn ngữ có thểkhông phải chỉ có một, v v. mà quốc gia vẫn có hoặc vẫn còn. Chỉ có  dân tộc và ý định chia sẻ một tương laichung là hai thành tố tuyệt đối phải có để tạo nên một QUỐC GIA.

Tổ quốc sẽ ra sao khi dân tộc không có một dự án tương laichung hoặc không thể cùng chia sẻ một tương lai chung?  Hơn bao giờ hết, lúc này đây chúng ta cầnphải cùng nhau kiến tạo một QUỐC GIA VIỆT NAM theo đúng nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét