Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Sự thành công của những chế độ độc tài sáng suốt?

18 tháng 10 2013 lúc 10:39
Hàn Quốc (tênchính thức là Đại Hàn Dân Quốc) là môt quốc gia nhỏ bé, với diện tích 98.500km2, chưa bằng một phần ba Việt nam, và dân số 47 triệu, trong vòng ba thậpniên đã vươn lên từ địa vị một nước nghèo và bị chiến tranh tàn phá thành cườngquốc kinh tế thứ 11 của thế giới. Trong vòng hơn ba mươi năm, từ 1960 đến 1993,Hàn Quốc được các tướng lãnh cai trị cho nên dưới mắt thế giới đó là một nướcđộc tài quân phiệt. Thành công ngoạn mục của Hàn Quốc đã được nhiều người lấylàm bằng cớ là một chế độ độc tài sáng suốt có khả năng phát triển kinh tế hiệulực hơn là một chế độ dân chủ. Sự thực như thế nào?
Các tướng lãnhthay nhau lên làm tổng thống Hàn Quốc chắc chắn không phải là những người yêuchuộng dân chủ và nhân quyền. Pak Chung Hee đã bắt cóc và định thủ tiêu lãnh tụđối lập Kim Dae Jung tướng Chun Doo Hwan đã tàn sát hàng trăm sinh viên tại Kwangju. Họ là những tayvõ biền, và chính tình trạng căng thẳng do sự hiện diện của một chính quyềnquân phiệt hung dữ tại Bắc Hàn đã dưa họ lên cầm quyền. Nhưng vấn đề là họkhông áp đặt được chế độ độc tài Hàn Quốc vẫn là một nước dân chủ, với đầy đủnhưng yếu tố cơ bản của một chế độ dân chủ: tự do ngôn luận, tự do kết hợp, tựdo bầu cử và ứng cử. Trên thực tế, những cuộc bầu cử tại Hàn Quốc đã rất sôi nổivới nhưng kết quả rất khít khao. Syng Man Rhee bị lật đổ năm 1960 bởi nhữngcuộc xuống đường rầm rộ phản đối bầu cử gian lận. Tướng Pak Chung Hee chỉ hơnđối thủ Djang Myon không đầy 1% trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1963. Do thànhcông ngoạn mục về kinh tế, ông đắc cử vẻ vang năm 1967 (87%), nhưng bốn năm sauđó, năm 1971, chỉ thắng khít khao đối thủ Kim Dae Jung (54% / 46%). Một giaiđoạn sôi động diễn ra sau đó khi Pak Chung Hee, dựa vào hậu thuẫn mà quần chúngdành cho ông ta, sửa đổi hiến pháp để tiếp tục nắm chính quyền. Dù bản hiếnpháp mới đã được dân chúng Hàn Quốc ủng hộ mạnh mẽ (73 % qua trưng cầu dân ý),trí thức và sinh viên đã tỏ ra sáng suốt và dũng cảm, họ nhìn thấy một âm mưuthiết lập chế độ độc tài mị dân và đã chống đối mãnh liệt. Chun Doo Hwan, cầmquyền sau khi Pak Chung Hee bị ám sát, đắc cử với 90% số phiếu của một Đại HộiQuốc Dân Thống Nhất Đất Nước năm 1982 đã chống trả hung bạo những tranh đấu củasinh viên trí thức, nhưng càng ngày cuộc đấu tranh càng được quần chúng hiểu vàủng hộ đưa tới những cuộc biểu tình khổng lồ. Chun Doo Hwan phải nhượng bộ vàchấp nhận rút lui, tướng Roh Tae Woo chấp nhận trở lại cách bầu tổng thống theophổ thông đầu phiếu và chỉ thắng cử với 36% trong cuộc bầu cử năm 1987 nhờ sựchia rẽ của đối lập dân chủ mà tổng số phiếu của hai ứng cử viên, Kim Dae Jungvà Kim Yong Sam, cộng lại là 55%. Lực lượng dân chủ ngày càng mạnh lên, buộcđảng cầm quyền phải làm một thỏa hiệp kỳ lạ với đảng của cựu ứng cử viên tổngthống Kim Yong Sam theo đó hai đảng hợp nhất, với Kim Yong Sam làm chủ tịch vàlà ứng cử viên tổng thống. Năm 1992, Kim Yong Sam đắc cử tổng thống trong mộtcuộc bầu cử lương thiện. Cuối năm 1997 Kim Dae Jung đánh bại ứng cử viên đảngcầm quyền và đắc cử tổng thống. Các cuộc bầu cử quốc hội cũng diễn ra một cáchđều đặn và lương thiện từ 1963, trong đó đảng cầm quyền chưa bao giờ được đa sốtuyệt đối.
Như vậy, HànQuốc đã là một nước dân chủ từ thập niên 1960. Cho tới đầu thập niên 1990 đóchưa phải là một nền dân chủ hoàn hảo, nhưng vẫn là một nền dân chủ thực sự,một lần nữa nếu hiểu dân chủ là một chế độ bảo đảm tự do ngôn luận, tự do hộihọp, tự do kết hợp, tự do bầu cử và ứng cử. Điều khác với Malayxia là tại Hàn Quốccác tướng lãnh cầm quyền đã chủ trương áp đặt chế độ độc tài và trí thức Hàn Quốc đã phải tranh đấu cam go để đánh bại họ và bảo vệ dân chủ. Thật là saikhi nói rằng Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong hơn ba mươi năm dưới chế độđộc tài quân phiệt. Càng bất lương khi lấy trường hợp Hàn Quốc để lập luận rằngcó thể phát triển mà không cần có dân chủ. Không, Hàn Quốc đã chỉ bắt đầu pháttriển sau khi loại bỏ chế độ độc tài Syng Man Rhee, và từ đó đã tiến lên nhờdân chủ và tự do. Sự thực là Hàn Quốc đã vươn lên nhờ trí thức của nó đã sáng suốt vàdũng cảm để bảo vệ dân chủ và do đó duy trì được đà phát triển.
(Sưutầm)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét