Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Thánh Khổng

5 tháng 10 2013 lúc 20:02

Nho giáo là gì?
Nho giáo là mộthệ thống giáo dục và đào tạo những người phục vụ cho các vua chúa, vua nhà Chu cũng như các vua chư hầu. Chữ Nho trong tiếng TrungQuốc gồm một chữ Nhân, có nghĩa là người, bên cạnh một chữ Nhu có nghĩa là cần thiết.Như vậy nho có nghĩa là người cần thiết để giúp các vua chúa trị nước.
Nho giáo chỉ làsự giảng dạy những đức tính và kiến thức phải có để được chọn ra làm quan; nóitheo ngôn ngữ ngày nay, đó là một chương trình đào tạo công chức. Không phải aitheo học đạo Nho cũng đều được làm quan.
Vào thời nhà Chuvà trước đó, những người được chọn để ra làm quan được gọi là sĩ và được đặtdưới quyền quản lý của một quan tư đồ; họ được huấn luỵện sáu nghề: lễ (cácnghi thức), nhạc, xạ (võ và ban cung), ngự (điều khiền xe, ngựa), thư (ghi chéptài liệu) và sổ (bói toán). Nếu lấy hình ảnh thời nay thì sĩ là những học viêncủa một trường quốc gia hành chính.
Nho giáo có phải là của Khổng Tử?
Khổng Khâu sinhnăm 551 trước Công nguyên (CN) và mất năm 479 trước CN, nghĩa là ngay chínhgiữa một thời đại dài 500 năm (722-221 trước CN) mà lịch sử gọi là thời XuânThu Chiến Quốc.
Thời đại củaKhổng Tử là thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng là thời nhà Chu, một triều đại kéodài hơn 900 năm, từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 3 trước CN. Nửa đầu nhà Chu rất ổn định, nhưng từ nửa sau thế lực của chính quyềntrung ương suy yếu đi, đến độ phải dời đô về phương Đông để tránh giặc. Cácnước chư hầu không còn thần phục trung ương nữa, mặc sức tranh giành và thôntính lẫn nhau.
Như vậy, Khổng Tử sinh sống trong nửa saunày của thời nhà Chu; lúc đó Nho giáo đã thành hình từ rất lâurồi.
Tại sao Khổng Tử viết sách và đã viết nhữnggì?
Theo sử sách thìKhổng Tử say mê việc cúng tế ngay từ hồi còn thơ ấu cho nên thạo việc cúng tếrất sớm; ngay khi ông còn trẻ đã có những gia đình gởi con theo ông học nghềcúng. Như vậy nghề chính của Khổng Tử là nghề thầy cúng. Rất xuất sắc trongcúng tế, Khổng Khâu được vua nước Lỗ gởi về kinh đô nhà Chuđể học hỏi thêm về lễ nghi. Nhờ cuộc du học đó mà ông rất được kính trọng khitrở về nước Lỗ. Tuy vậy, vua nước Lỗ vẫn không tin dùng ông. Mãi tới năm 51tuổi, một tuổi rất cao vào thời đó, Khổng Tử mới được bổ nhiệm vào chức TrungĐô Tể và sau đó thăng dần tới chức tướng quốc, chức vụ đứng đầu các quan. Theosách sử thì ông trị nước rất nghiêm minh và đã đem lại ổn định và phồn thịnhcho nước Lỗ. Nhưng chỉ một năm sau khi nhận chức tướng quốc, ông từ chức vì mộtlý do rất nhỏ mọn: vua nước Lỗ đã không chia phần thịt cho ông trong buổi tếGiao. Từ đó ông bắt đầu một cuộc hành trình vất vả dài 11 năm qua nhiều nước đểxin làm quan, nhưng ông không được vua nào dùng cả. Khi ông chán nản trở vềnước Lỗ thì đã 68 tuổi, ông bỏ mộng làm quan và tập trung cố gắng để viết sách.
Trong việc biênsoạn sách, Khổng Tử hoàn toàn không sáng tác gì cả mà chỉ ghi chép những gì đãcó sẵn. Ông nói: Ta chỉ thuật lại mà không sáng tác, ta tin và thích những gìcủa đời xưa (thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ). Đó không phải là một câu nóikhiêm tốn như ta có thể nghĩ mà là cả một tín chỉ của Khổng Khâu. Ông coi nhữngtriết lý và hiểu biết của người xưa là đầy đủ và hoàn chỉnh, đời sau cứ thế màtheo không được sửa đổi, thêm bớt gì cả.
Khổng Khâu chéplại năm cuốn sách được gọi là Ngũ Kinh, Kinh Dịch (bói toán), Kinh Thư (văn từcủa các vua quan), Kinh Thi (các bài thơ và các bài hát), Kinh Lễ (các nghithức về cúng tế và hội họp trong triều đình) và Kinh Nhạc. Ngoài ra Khổng Khâucòn soạn ra bộ sách Xuân Thu, cũng được gọi là kinh, chủ yếu kể chuyện về cácvua chúa nước Lỗ. Các cuốn kinh này đều đã bị thất lạc. Đến khi nhà Hán trọngnho học mới cho tìm lại nhưng không được bao nhiêu.
Tại sao Khổng Tử lưu lạc khắp nơi xin làmquan mà không vua chúa nào dùng?
Khổng Tử xuấtthân là một quan lại thu thuế và một thày cúng. Cả hai nghề này đều tập cho ôngthói quen câu nệ thủ tục và hình thức. Nhất là nghề cúng tế mà không những chỉhành nghề Khổng Tử còn say mê từ hồi thơ ấu. Suốt đời Khổng Tử không thay đổitừ cách ăn, cách mặc, cách đi đứng, cách cư xử, lúc nào ông cũng câu nệ và quiước.
Khổng Tử lưu lạckhắp nơi trên mười năm trời xin làm quan mà không vua chúa nào dùng là vì ônghoàn toàn lỗi thời. Lúc đó nhà Chu đã mạt vậnlắm rồi, chẳng còn uy tín nào nữa. Các chư hầu dù muốn hay không cũng phải tựquyết và trong thực tế mọi vua chư hầu đều mơ ước làm minh chủ, nhưng Khổng Tửđi đâu cũng đề cao nhà Chu. Ông nói: Việc lễnhạc và chinh phạt phải do Thiên Tử (tức nhà Chu) khởi xướng, các vua chư hầumà đặt lễ nhạc và chinh phạt là vô đạo (Thiên hạ hữu đạo tắc lễ nhạc chinh phạttự Thiên Tử xuất; thiên hạ vô đạo tắc lễ nhạc chinh phạt tự chư hầu xuất). Muốnđi phò người ta mà lại bài bác người ta như vậy thì ai dùng? Khổng Tử cũng chủtrương tập trung mọi quyền lực vào tay vua, truất bỏ quyền tham gia chính trịcủa các đại thần (Thiên hạ hữu đạo, tắc chính bất tại đại thần). Một nhãn quanchính trị như vậy không những đã rất hủ lậu và thiển cận mà còn làm các quanđại thần bất bình. Không có gì đáng ngạc nhiên khi họ khuyên các vua đừng nêndùng Khổng Tử.

Tóm lại Khổng Tửkhông phải là thánh. Ông chỉđơn thuần là người chép lại Nho giáo của nhà Chu với mong muốn duy ý chí và thủcựu là khôi phục lại nhà Chu đã lỗi thời.
(Sưu tầm và chép lại)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét