Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Tri thức Việt

(Trích một số đoạn trong luận văn “Tríthức Viết” của FB Krisna Quỳnh Sất, 11-2007)

“Dự án tủ sách tinh hoa được coi là một động thái tích cựcvà đáng kỳ vọng cho nhóm người gọi là Tri thức trong nước. Từ khi dự án đượckhởi xướng bằng ý tưởng của ông Ngô Tự Lập trên báo Lao Động tới nay đã được 2,3 năm và đã có những bước tiến triển rất tốt. Đó là việc thành lập riêng mộtnhà xuất bản cho tủ sách là nxb Tri Thức (cuối năm 2005), một quĩ dịch thuật và… một dự án dịch sách.“Ý tưởng của dự án là lập ra một 'bản đồ'chừng 500 tác phẩm và tác giả của thế giới mà trí thức Việt Namcần biết và cần đọc. Việt-hóa lượng kiến thức này của nhânloại một cách có hệ thống là điều không thể thiếu cho Việt Nam nếumuốn phát triển một nền học thuật và có nền kinh tế dựa trên khoahọc.”

”Hiện tượng tủ sách nghiên cứu giảng dạy của các cơquan vận hành trong hệ thống chính thống cộc lệch, số lượng ít ỏi, cho tới nàynó đã trở nên hiển nhiên kém xa lượng tri thức cùng môn ngành này hiện diệntrong xã hội bằng hệ thống xuất bản. Nếu không nói là, hệ thống tri thức lưuhành trong các viện nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học vẫn còn vậnhành theo lối cách của nền khoa học Liên xôvốn đã phá sản trong chính đất nước đó cách đây 20 năm. Mặc dù “không còn hiệntượng tảy chay” nhưng những tri thức ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa như phântâm học, hiện tượng luận, .. không được xuất hiện đường hoàng trong cách diễnđàn học thuật chính thống mà xuất hiện lén lút, mập mờ. Bên canh đó, những kiếnthức ấu trĩ lỗi thời của học thuật học thuật Liên Xô vẫn được dùng làm tài liệugiảng dạy lẫn nghiên cứu trong hệ thống mà sự cập nhật tư tưởng mới chỉ mangtính chất giới thiệu qua. Điều này dẫn tới tình trạng song song hiện tồn tưtưởng cũ với tư tưởng mới một cách mâu thuẫn, phi lý, hỗn độn và phân liệt màkhông có điểm dẫn lối dung hoà. Việc không nhất quán trong học thuật dẫn ranhững rẽ nhánh chồng chéo, chỉ dẫn hỗn độn về tiêu chí học thuật đã đưa tới nhữnghậu quả xã hội hết sức đáng tiếc. Giáo dục ở trong nước cho thấy rõ điều đó,khi mà lý thuyết tâm lý học Mác xít còn ngự trị trong lối tư duy giáo dục vớicái nhìn một chiều cứng nhắc. Như vậy việc xuất hiện thêm vào của dự án tủ sáchtinh hoa nhân loại này, số sách chất lượng này in ra tiếp theo vô hình chungđẩy thêm ranh giới đã vốn cách biệt giữa luồng tri thức vận hành trong nguồngmáy nhà nước và luồng tri thức trôi nổi ngoài thị trường bằng hệ thống xuấtbản. .."

“Như vậy, dự án dịch thuật chuẩn bịmột tủ sách tinh hoa nhân loại dành cho trí thức Việt nam chỉ có thể thành côngkhi mà nó tìm được điểm dẫn lối cộc lệch, mất phương hướng đang hiện diện trongcác viện nghiên cứu, trường đại học nước nhà trước tư duy tri thức đương đạithế giới. Tư duy này là tri thức của hệ thống học thuật Liên xô chúng ta hấpthụ được, tương ứng với tình trạng thế kỷ 18 của tư duy đương đại thế giới(10).Trước và sau đó là một lịch sử của tiến trình tư duy tri thức Phương Tây thế giới ngoài XHCN mà trước đây vì lý do chính trị xã hội hoàn toànkhách quan chung cho cả hệ thống chúng ta chưa tiếp cận được”
…….

“Như vậy, câu trả lời dành cho dựán tủ sách tinh hoa nhân loại cho tới thời điểm này, đó là sự tự vận động hoàntoàn về nguồn vốn (nhà nước không tài trợ), chọn đầu sách, tổ chức dịch thuậtvà phát hành đại trà mà nhà nước chỉ liên quan duy nhất ở khâu duyệt bản thảocho giấy phép tại cục xuất bản. Vì nhà xuất bản Tri Thức ra đời vào cuối năm2005 có chức năng gắn với việc cho ra đời số sách có trong dự án tủ sách tinhhoa này. Tuy nhiên, có vẻ như bộ lọc là hội đồng thẩm định cho phép việc lựachọn đầu sách dịch thuật có lý do xác đáng cũng có những trục trặc khiến cho nókhông thực hiện được chức năng lá chắn, dẫn tới việc xin giấy phép cũng trở nênhết sức khó khăn.

“Nếu vậy giải pháp buộc phải lựachọn này, khi dự án “ tủ sách tinh hoa” và quĩ dịch thuật Phan Chu Trinh triểnkhai trở nên phân lập và không nhận được tài trợ cũng như ủng hộ của nhà nước.Họ buộc phải đủ nội lực cho phép xây dựng một đội ngũ trí thức trẻ ngoài nhànước tập hợp xung quanh dự án làm đối trọng khiêu khích cạnh tranh với nhóm trithức/công chức làm việc trong nhà nước xung quanh các viện thuộc Khoa học xãhội, các trường Đại học khối xã hội. Và cả 2 nhóm này cùng thiết lập một khônggian tri thức học thuật trong nước khớp nối những điểm gãy khúc trong tiếp nhậntri thức Phương Tây thời kỳ chiến tranh, bao cấp sau thời điểm mở cửa có thểtiếp tục bổ xung, và đón nhận luồng tư duy đương đại trên thế giới một cách xâydựng. Cùng song song với điều này, đội ngũ này có thể tổ chức dịch thuật nhữngtác phẩm triết học Châu Âu kinh điển trước thế kỷ 15, 16 của Châu âu mà nhóm ýtưởng tủ sách tinh hoa đề xướng như Platon, Arittot, vvv . Việc dịch thuật nàycó tính chất nghiên cứu sâu, mang tính cơ bản khi mà đội ngũ tri thức đã pháttriển đi đến tư duy những vấn đề gốc, thâm sâu lịch sử tư duy đồng đại, lịchđại của vấn đề”

*****************

”Diễn tiến của quá trình thu nhận tri thức vào mộtngười là một quá trình của sự chấp nhận/hiểu/nội nhập hoá/diễn đạt sự hiểu rabên ngoài bằng hành động, lời nói, tình tiếp xuyên thế hệ. Nhóm những ngườitham gia vào công việc này tạo không gian nghiên cứu chung. Không gian nghiêncứu chung này tạo một sự nội nhập hoá huống giaotiếp,văn bản... Lưu gĩư tri thức mang tính chất tiến triển của một nhóm ngườicũng tương tự vậy. Trong đó, tập hợp văn bản, thư viện là cơ sở vật chất cho sựchuyển trong lòng nó bởi nhóm những nhà nghiên cứu. Thành quả của họ là sảnphẩm sách, tri thức tích luỹ cô đọng và tinh hoa nhất ở dạng văn bản. Thư viện,nơi tập hợp những văn bản tri thức bằng sách, là nơi làm phát triển, vận hànhsự chuyển tiếp xuyên thế hệ này được xảy ra.
Quy tắc vận hành, tạo dựng nên nhóm nhà nghiên cứucho phép những tài liệu tri thức trung chuyển giữa các thế hệ, hoặc những trithức vận hành trong xã hội cần phải có điều kiện, nguyên tắc gì mới được phépcó mặt trong kho trung chuyển đó. Điều kiện quy tắc này cho phép bản thân hệthống có khả năng làm chủ, ý thức tòan bộ ý tưởng được diễn đạt. Toàn bộ ýtưởng được diễn đạt này, được quản lý nghiêm ngặt một cách khoa học, tính đếnnhư là tư duy của toàn bộ nhóm tri thức đó theo chiều dọc lịch sử, với nhữngđiểm mốc lý tính của tiến triển đã xác định và chiều ngang cảm tính chưa phânđịnh. Điều này cho phép những ý tưởng tư duy mới nhất, đang ở dạng cảm tính nhưbài báo, tiểu luận, luận văn.. khi được trình bày thì sau đó được xếp loại đểcó thể tìm thấy đâu là phát hiện mới. Chi tiết này cho phép họ phân loại đểphát hiện tri thức giá trị, lưu giữ tìm ra tư duy mới cho phép sự phát triểnmang tính tiến hóa. Những nguyên tắc gắt gao chuẩn xác này được thực hiện mộtcách nghiêm túc, máu thịt, tự thân bởi những con người cụ thể gọi là trí thứctinh hoa. Cụ thể hơn, những trí thức tinh hoa này giữ vị trí thiết yếu trong hệthống viện nghiên cứu, xuất bản, trường đại học. Những kết quả có được từ nhữngnguyên tắc chuẩn xác này được thừa nhận tạo thành cái gọi là khoa học xã hội”

“Để có thể kết luận cho bài viếtnày, tôi kỳ vọng cho khả năng bao chứa những sáng tác văn chương của riêng nhómtrí thức trong nước. Có thể đó là một trang báo giấy hoặc báo mạng. Từ điềunày, sẽ có được sức mạnh nội tâm và cố kết nhóm cho một niềm tin về tri thức.Cố kết nhóm này, theo tôi nằm cho câu hỏi của một tình huống xã hội mới, mà,giao tiếp của một cá ra liên kết xã hội mới. Khi liên kết này được tin cậy,điều này quyết định một cá nhân bình thường trở nên một nhà trí thức. Giao tiếpnày phải được tạo dựng bên ngoài vị trí xã hội, công việc là những trao đổi cánhân tiệm tiến với tình huống được tin cậy và phân định bởi email, điện thoại,gặp ngỡ tình cờ, một cuộc hẹn trước tại công ty/cơ quan, một cuộc hẹn café, tớinhà riêng ….tạo thành một mối quan hệ bạn bè. Có được bản lĩnh kiến thức, trithức cho niềm tin vào nó như một nhà trí thức với chính mình và với nhiều ngườikhác, trong một xã hội thực thì những điều tốt đẹp hơn về một xã hội dân chủnhư ông Bùi Tín kỳ nhân bất kỳ tới một cá nhân bất kỳ dựa trên trình bày kiếnthức của họ trên nhóm xã hội nào đó (bài báo, bài viết chẳng hạn..). Tôi thiếtnghĩ một cá nhân nào đó bất kỳ suy nghĩ, viết và trình bày ra ngoài xã hội bằngbài báo, tác phẩm thì đó đã là một chia sẻ mang tính chất nhóm. Chính sự chiasẻ xuất phát từ tính chất đại diện cho nhóm xã hội này được tạo dựng và từ đótạo vọng mới có thể thực hiện được một cách tốt đẹp trong một thời gian có thểxác định”
11.2007

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Vòng kim cô trên đầu giới khoa học xã hội

Tiếp tục trao đổi với tác giả Từ Huy, nhân bài Vụ Luận văn về Mở Miệng:
còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV? 7-10-2013
 
                         I /      CŨNG CHỈ LÀ MỨC ĐỘ….. THÔNG THƯỜNG.
   Trong đời sống văn chương học thuật ở ta,  luôn luôn người ta thấy có những hiện tượng tạm gọi là chệch hướng, còn chữ của giới chính thống là sai lầm hư hỏng chống đối. Rồi có sự tố giác phê phán. Rồi sau vài lời nói qua nói lại và có khi cả những “chiến dịch đấu tranh” kèm theo là những xử lý,  dư luận lại rơi vào im ắng cho đến khi … có những vụ mới.
Vụ Mở miệng và luận văn Nhã Thuyên thuộc loại ấy.

Về khâu xử lý, tôi nhớ thời chống Mỹ, cả Lưu Quang Vũ  lẫn Phạm Tiến Duật đều có những chuyện lôi thôi khiến một hai năm bị cấm in trên các báo. Tức là hình thức xử lý còn nặng hơn rất nhiều so với cách chức hoặc cho thôi việc thời nay.
 Đặt trên cái nền chung, thấy  tình hình  chung quanh vụ luận văn về “Mở miệng” hôm nay còn là ở mức …có thể hiểu được.
 Điều tôi cho rất đáng hoan nghênh là, khi nhìn nhận vụ việc, nhà nghiên cứu Từ Huy đã không dừng lại ở hiện tượng cụ thể  mà nhân đó nêu ra nhiều vấn đề chung của giới KHXH. Tôi cho là một sự triển khai cần thiết. Trong phạm vi bài này, tôi  thử đi vào giải thích tại sao giới nghiên cứu KHXH  VN đã có những ứng xử  như tất cả chúng ta đã thấy.
Cả  giới đã được đào tạo để trở thành như thế.
Nhắc tới mấy năm 1956-58,  ngày nay chúng ta chỉ nhớ tới vụ Nhân văn Giai phẩm , và những ảnh hưởng của nó tới giới sáng tác.
 Nhưng thời điểm trên cũng là bước ngoặt trong giới ở ta đại học ở ta, rõ nhất là giới nghiên cứu các bộ môn thuộc khoa học xã hội.
Sự phát triển trước đó của đại học là tự phát.  Nay nền đại học non trẻ và “tiên thiên bất  túc”, “bất thành nhân dạng” về  nhiều phương diện ấy, được làm lại với những chủ đích rõ ràng.
 Nếu ở các nước khác, đại học là khu vực cuộc sống được thể nghiệm, khu vực tự trị, khu vực dân sự điển hình thì ở ta nó được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt cũng như  sự can thiệp mạnh mẽ và trực tiếp của chính trị. Các cơ sở đại học phải trở thành những “pháo đài xã hội chủ nghĩa” như chữ nghĩa hồi 1958-60 vẫn dùng.
  Lý do thì, như chỉ dẫn của một tác giả Nga mà tôi nêu trong bài viết  ngày 14-10-2013 trên blog này, KHXH  được sinh ra như thế, nó phải như thế, có gì là lạ. Nó cũng có nghiên cứu, nhưng là chỉ làm ở mức hết sức sơ lược.  Trong những lúc bốc đồng, hoặc cố ý làm dáng, người ta cũng tuyên bố đi tìm chân lý, đứng về phía sự thật lịch sử …. . nhưng đó chỉ là trong ao ước.  Phần chính khoa học lúc này phải làm là những công việc mà  thần học trung thế kỷ vẫn làm.  Nếu thần học cuối cùng phải chứng minh được chỗ đúng của các kinh sách có liên quan tới Chúa thì khoa học xã hội lúc này lấy việc đi vào minh họa cho cái đúng của thời hiện nay, cái đúng theo  các chỉ thị nghị quyết, cái đúng của cấp trên…làm mục đich.
Trên đại thể là thế mà trong từng việc cụ thể cũng là thế.
Tôi lấy một ví dụ. Vào những ngày hạ tuần tháng mười 2013, trên báo chí đang rộ lên lời trách cứ các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại về việc sao không đưa tướng Giáp vào sách giáo khoa. Tôi xin thanh minh hộ các giáo sư sử học thế này — họ đâu có quyền! Đây toàn là do chỉ thị từ trên xuống cả. Thách kẹo cũng không có người biên soạn SGK dám viết khác và các thầy lên lớp từ  tiểu học tới đại học dám giảng khác.
Không có ngoại lệ
Đọc bài của Từ Huy, ngay từ đầu, tôi đã không hiểu những lời ưu ái mà tác giả đưa ra đối với khoa nọ của trường đại học kia. Rằng đó là nơi rất có truyền thống tìm tòi chân lý. Rằng ở nơi đó luôn luôn có sự đón nhận, làm “bà đỡ” cho những tư tưởng mới trong nghiên cứu văn chương.
 Theo chỗ tôi biết thì hiện nay chẳng có một cơ sở nào như thế cả.
 Cuối bài, Từ Huy có nói tới tình trạng tạm gọi là “vượt thoát” và  kể ra là đã có những trường hợp khá thành công cả trong khu vực mà tác giả có quan hệ.
Trước hết là trong sáng tác, tôi thấy những trường hợp như Nguyễn Huy Thiệp, như Bảo Ninh đúng là những nhân vật vượt thoát thành công thật. Nhưng thử hỏi là sau họ làm gì có những tên tuổi nào khác.
Thứ nữa, nay các tác tác giả này đã được các tài liệu  chính thống công nhận đâu. Trong xã hội, Bảo Ninh và Nguyễn Huy Thiệp vẫn được hoan nghênh được in lại. Nhưng họ không bao giờ được đưa vào giảng dạy trong nhà trường.
Khi cần kể thành tựu của giới nghiên cứu, Từ Huy có phần lúng túng hơn. Những ưu điểm tác giả nêu ra ở đây chỉ hạn chế trong việc sử dụng những lý thuyết văn học ở nước ngoài vào để thúc đẩy tình hình trong nước.
Về mặt số lượng, tôi cho là người đi theo phương hướng này còn rất ít.
Hơn thế phải nói thẳng là những thành công của nó còn ở mức rất khiêm tốn. Trong những trường hợp tốt nhất thì chúng ta mới may mắn được coi là những người thuộc bài, còn việc áp dụng những kiến thức đó vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam – xin lỗi cho tôi nói một cảm giác mà có thể nhiều người không đồng ý – còn chưa có thành tựu nào đáng kể.
Trong một bài viết gần đây, tôi có nói rằng giáo dục ở ta nói chung đang trong tình trạng vô phương cứu chữa. Một trong những luận cứ của tôi là giá kể bây giờ có chương trình đúng đắn, sách giáo khoa đúng đắn thì cũng không lấy đâu ra người để dạy các chương trình  đó cả. Và người ta cũng không biết làm gì với hàng triệu giáo viên đang đứng trên bục giảng hiện nay; ở họ, có một cái gì đó đã cứng lại rồi, họ không thể thay đổi được nữa.
Với giới đại học cũng thế.
                                    II/ THỬ XÁC ĐỊNH MỘT THỰC TRẠNG
Khi điểm lại tình hình,  Từ Huy có ngỏ ý “trách móc” rằng sao từ ngày xảy ra cái vụ phê phán luận văn này, sau vài lời phản biện yếu ớt, trong giới không thấy nhiều người lên tiếng.Trong khi tỏ ý lo lắng cho tình hình từ nay về sau, tác giả thỉnh thoảng không quên giảng giải cho mọi người thế này mới là nghiên cứu, thế kia mới là khoa học.
 Tôi thì tôi thấy cách cư xử  của cả giới KHXH  như vừa rồi là nằm trong bản chất và lý do tồn tại của nghề nghiệp. Có một guồng máy đã hình thành, họ vừa là sản phẩm, lại vừa là các thành tố góp phần vận hành  guồng máy đó. Bận lắm, quay cuồng lắm! Về chuyện nên làm thế nào, họ không có thời gian mà nghĩ đến nữa. Cái phần tự vệ trong mỗi người luôn luôn mách bảo họ rằng biết ra chỉ thêm phiền, tốt hơn là đừng nghĩ.
Cáo trạng và biện hộ
Đi vào cụ thể hơn.
 Từ Huy tự hỏi nguyên nhân của  vụ phê phán Luận văn về Mở Miệng xuất phát từ những hiềm khích cá nhân hay xuất phát từ một chủ trương
Trả lời: là chủ trương. Để mượn lại chữ của Từ Huy, chẳng có  “nhát dao nào là mù quáng cả“.
        Từ Huy cảnh báo: Điều gây tuyệt vọng không phải chỉ là sự tái bùng nổ đáng ngạc nhiên của những cây bút phê bình dao búa [ …] mà còn là (và có lẽ chủ yếu là) biểu hiện của thái độ chấp nhận đầu hàng ở giới đại học. Chính sự chấp nhận này rất có thể sẽ đẩy KHXH&NV vào tử lộ.
Trả lời: Không đầu hàng sao được! Đến những Trần Văn Giàu Trần Đức Thảo Nguyễn Mạnh Tường Đào Duy Anh Trương Tửu… cũng phải mất chức khi người ta đã chẳng cần, nữa là những cá nhân mới nẩy nòi lên chính trong tay nhà cầm quyền mấy chục năm nay. Dựng lên thành bụt đạp xuống thành đất ngay, chuyện đâu có lạ.
Còn lo rằng, do đó, nó –  bộ môn KHXH mà chúng ta đang quan tâm –  sẽ  suy tàn  ư ? khó lòng sống sót ư?  Người ta đã đẻ, người ta sẽ nuôi. Cái việc phù phép cho nó trở thành sống động đâu có quá khó.  Người ta sẽ biểu dương nó, khen ngợi nó. Cấp tiền nuôi nó. Ban cho nó danh hiệu. Giới thiệu nó với giới khoa học quốc tế (còn việc quốc tế có công nhận không thì không cần biết). Còn muốn gì nữa?
 Từ Huy nhắc tới một chân lý: không có tự do học thuật thì khoa học không thể phát triển được.
Trả lời: Trên nước Việt Nam này, không có thứ  KHXH  mà Từ Huy hiểu và các nước người ta vẫn hiểu. Ngược lại, ở ta, cũng như ở nước Nga xô viết trước đây, nó có một cái nghĩa riêng. Theo nghĩa này, tự nó vẫn phát triển chứ đâu có dừng lại. Cái làm cho nó phát triển không phải là tự do mà là  các … mệnh lệnh chỉ thị hồi trước và và các đơn đặt hàng. Cái đó thì hiện nay không thiếu, không bao giờ thiếu.
 Từ Huy viết : Người nghiên cứu cũng có quyền nhìn đối tượng theo cách của mình, có quyền đưa ra một quan điểm nghiên cứu và chứng minh quan điểm đó bằng các lý lẽ lập luận được thể hiện trong công trình của mình. Quan điểm đó đúng hay sai, có thuyết phục người khác hay không, đó là chuyện cần phải tranh luận, nhưng người nghiên cứu không thể bị vùi dập vì quan điểm  riêng.
Trả lời: Không. Ở KH XH Việt Nam, khi đã nhận những chức danh như giáo sư tiến sĩ , người ta không có quyền có quan điểm riêng, lại càng không có quyền có quan điểm sai (so với cái đúng mà nhà nước quy định). Chỗ riêng tư anh có vụng trộm nói khác nghĩ khác, tôi tạm tha. Nhưng công khai thì không. Cái chuyện ăn đòn (= vùi dập) khi làm sai là chuyện đương nhiên.  Anh có vì thế mà chết cũng chẳng ai thương tiếc. Cố nhiên, người đứng đắn thì sẽ ăn đòn xong lại đứng dậy, nhưng đó là việc riêng của anh.
Sức sống dai dẳng
 Từ Huy lo một khối băng giá đang ngự trị trong cả giới. Và tác giả đặt giả thiết:
Đằng sau sự im lặng của giới đại học  [ …  ] có thể đọc thấy điều gì? Nỗi sợ hãi? Sự hạn chế về năng lực chuyên môn? Sự tê liệt khả năng phản ứng? Sự thờ ơ vô cảm (coi đấy không phải là việc của mình)? Sự chuẩn bị tâm lý cho một quá trình chịu đựng vô điều kiện những áp đặt từ trên xuống, bất kể những áp đặt đó phi lý như thế nào, một quá trình chịu đựng lâu dài chưa biết bao giờ mới kết thúc?
Trả lời: Tất cả sự dự đoán của tác giả là đúng. Nhưng cần biết thêm, cách phản ứng của con người hiện nay nói chung — chứ không phải riêng của các “nhà” KHXH — bị điều kiện hóa rất chặt chẽ  và đó chỉ là một bộ phận trong sự chịu đựng hàng ngày. Đừng quá hy vọng ở họ. Họ sẽ chẳng chết như đã chẳng sống. Họ sẽ như thế này… mãi. Và sống có lý có lẽ, có sự tự tin cẩn thận.
Hồi chống Mỹ, miền Bắc tức “bên thắng cuộc” sống trong một tình thế bị cắt đứt hoàn toàn với giới khoa học bên ngoài. Phía tư bản thì những Freud, Kafka, Sartre, Camus , Levy Strauss …đều phản động hết không nói làm gì.  Ngay cả với thế giới XHCN cũng vậy. Trung Quốc rơi vào cách mạng văn hóa, còn Liên Xô bị coi là xét lại, là một thứ nấm độc cần phải từ chối.
Những năm đó, bao nhiêu sinh viên và thực tập sinh đang học các ngành KHXH ở Liên xô và Đông Âu đều bị gọi về dù học còn dang dở.
 Tôi tuy chỉ ở bên văn chương nhưng mọi chuyện bên khoa học cũng được biết ít nhiều, vì  cả hai khu vực này đều trong phạm vi chi phối của ông Tố Hữu. Tôi nhớ có một tư tưởng của Tố Hữu, do giới  tuyên huấn lúc ấy cho lan truyền, cho rằng về khoa học tự nhiên thì chúng ta có thể kém các nước, nhưng còn về khoa học xã hội thì  ta là nhất, các nước khác cắp sách đến học chúng ta.
Về sau này, những tư tưởng đó có thể được trình bày kín đáo hơn, nhưng theo tôi thấy nó không bao giờ mất hẳn. Và nó biến hình thành những tư tưởng tinh vi hơn, chẳng hạn về cái gọi là tinh thần dân tộc trong nghiên cứu xã hội. Riêng nó đủ tạo nên sức sống dai dẳng của các loại các bộ môn  được gọi là khoa học hôm nay.
 Mức độ suy đồi
Không phải trong giới không còn những người muốn làm khoa học xã hội thực sự.
Ở đây cũng những người  được đào tạo đúng bài bản từ nước ngoài về. Và ngay trong những người chỉ là dân nội địa có những người  do lương tri và học hỏi mà cảm thấy lẽ ra  chúng ta phải có một thứ khoa học khác.
Tuy vậy, trong thực tế, có hai khía cạnh phải tính tới.
 Một là  ngay từ điểm xuất phát, giới đại học ở ta, nhất là bên KHXH, đã được hình thành theo kiểu ba vạ. Không ít người trong họ ban đầu là những cán bộ tuyên truyền chỉ giỏi về xách động, thiếu chuyên môn nhưng lại thừa ý chí, xông vào đủ mọi lĩnh vực và nay hóa ra những nhân vật đầu đàn, những pioneer (tạm dịch: người đặt nền móng) cho KHXH  VN hiện đại.
Việc bảo vệ con đường đã qua của KHXH hôm nay là lẽ sống của họ. Cố nhiên họ thừa hiểu mọi cố gắng đưa ngành này vào quỹ đạo của KHXH thế giới đều có nghĩa là phủ định công lao và vai trò của họ, đời nào họ cho phép.
Hai là  mấy chục năm nay,  tình trạng ọp ẹp ngành này kéo dài. Trên cái mặt bằng quá thấp của giáo dục nước ta, KHXH chính là khu vực trũng nhất. Học sinh phổ thông giỏi đi học y khoa, học tin học, học kinh tế… chứ mấy ai chịu theo bên văn bên sử. Khi vào ngành rồi, thì lại có sự sàng lọc tiếp theo, theo phương châm “ hồng trước chuyên sau”.
Ở các ngành khoa học tự nhiên, thì  sự kém cỏi còn khó che giấu. Chứ ở đây, cứ mạnh mồm là được. Không có gì lạ nếu bộ phận kém cỏi và hoạt đầu trong KHXH, lại được coi là bộ phận đáng nâng đỡ và dần dần đóng vai thao túng tình hình.
Những người ưu tú thì bị chèn ép, chỉ riêng việc chống lại chủ nghĩa bình quân cũng khiến họ tiêu mòn sức lực.
Quan trọng không kém là vai trò của đãi ngộ. Trong khi các cán bộ có thiện chí khoa học cô đơn, và thiếu đủ mọi điều kiện để làm việc, thì những kẻ nịnh nọt, một lòng một dạ kiên trì thứ khoa học minh họa tha hồ được khen thưởng, được cho đi học nước ngoài, được cấp những khoản kinh phí lớn để “nghiên cứu”, những gì họ viết ra được đưa vào sách giáo khoa chính thức giảng dạy cho hàng triệu sinh viên học sinh.
Các nhà nghiên cứu trẻ có phải là thánh cả đâu ? Bao nhiêu thông minh  vốn có trong họ trước tiên được sử dụng để thích ứng với hoàn cảnh mà cũng là để tìm cho mình một chỗ đứng. Nhu cầu tự do và khả năng học hỏi ở mỗi người dần bị mài mòn, người trước kẻ sau họ đều rơi vào cái quỹ đạo đã được vạch sẵn.
 Xét đại trà, bộ mặt của giới nghiên cứu đã hình thành đúng như sự nhào nặn của những người trả lương họ. Để đỡ phiền phức, càng ngày , những người trong cuộc càng tự mình thỏa mãn với công việc và trình độ của mình, không ai có ý ân hận và lo lắng về sự xa cách giữa KHXH Việt Nam và KHXH thế giới.
Không có gì là khó hiểu trong cái định hướng mà cả giới đã chọn. Thắc mắc mà làm chi khi bây giờ khi đại cục cũng đã hỏng, tôi chỉ một con chim non bé bỏng –vứt trong lồng con giữa một lồng to.(Tố Hữu).Trong khi đó, nhìn đi nhìn lại hóa ra so với ngày hàn vi mình nay cũng không đến nỗi nào. Phần lớn các nhân vật khôn ngoan trong giới đã đạt tới cai đích mà họ ôm ấp.  Giáo sư cũng có, tiến sĩ “ như lợn con”, viện sĩ hàn lâm nếu muốn rồi anh cũng có thể có.
Khi những điều kiện vật chất được thỏa mãn thì những đòi hỏi về tinh thần dần dà rồi cũng tan biến.
 Từ Huy đặt vấn đề trách nhiệm Chỉ còn hy vọng khi những người làm nghiên cứu ở Việt Nam, với tư cách cá nhân, vẫn giữ được cho mình quan điểm độc lập so với quan điểm chính thống này. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải nhìn thấy trách nhiệm của chính họ […]trong sự suy tàn của ngành KHXH&NV
Theo tôi hiểu, với giới nghiên cứu KHXH hiện nay nêu ra hai chữ trách nhiệm là thứ xa xỉ.
Trong nhiều luận văn công bố gần đây, Từ Huy đã giảng giải cho chúng ta thấy giới đại học phải có một cách hoạt động như thế nào, người làm khoa học xã hội phải có trình độ và tư cách  như thế nào.
Chẳng hạn tác giả có nói đến yêu cầu của giới khoa học là đi tìm chân lý chứ không phải đi tìm cái đúng và nhiều khi họ nghiên cứu mà họ không biết rằng mình sai hay đúng.
 Về phần mình, tôi ngờ rằng những điều đó ngày càng khó nghe đối với giới nghiên cứu hiện nay, vì chúng đánh vào lòng tự ái của họ, lương tâm của họ, là điều mà chính họ muốn quên lãng và không muốn ai nhắc lại nữa.
Từ Huy có lẽ đã cảm thấy điều đó khi mở đầu  bài viết bằng đoạn cảm thánVẫn biết rằng những gì nói ra ở đây có thể chẳng ai nghe, có thể chẳng nhận được sự hồi đáp nào, mà có khi lại tự gây nguy hiểm cho bản thân, chuốc lấy sự thù ghét của đồng nghiệp. Nhưng đã cầm bút thì không làm khác được. 
Đây tôi không nói rằng việc giới nghiên cứu im lặng là tốt, nhưng chúng ta cần phải thông cảm với họ. Họ được đào tạo theo những cách khác và đặt quyền lợi khoa học của mình ở những điểm khác. Nêu ra những yêu cầu bên ngoài đối với họ, là làm phiền họ và cũng chỉ gây thất vọng vì sẽ chẳng bao giờ mà yêu cầu đó được thỏa mãn.
 Sống tiếp như thế nào đây
Chúng ta thường chỉ lo lắng là có vẻ như KHXH ở ta hiện nay không có thành tựu. Cái đáng lo hơn là con người. Khi con người đã hỏng thì làm ra cái gì có giá trị nữa.
Một bạn theo dõi tình hình khoa học ở Nga kể với tôi câu chuyện sau:
Đúng năm 1991, khi Liên xô sụp đổ thì một nhà khoa học trẻ bảo vệ thành công một luận án xuất sắc về chủ nghĩa vô thần. Đó là một người hết sức thông minh. Ông hiểu rằng cả tuổi trẻ của ông đã đi vào con đường sai lầm. Cảm thấy không có lý do để sống nữa, ông nhẩy lầu tự tử.
Ở ta không có những con người như thế. Trong trường hợp tốt nhất chúng ta chỉ có những người như Trần Quốc Vượng đã mô tả, cái gì cũng có một chút. Một chút phải đạo một chút chống đối làm dáng. Một chút khoa học, một chút một chút  xẩm chợ nói liều. Một chút cống hiến hết mình, một chút nhặt nhạnh kiếm chác.
Vả chăng, cái mẫu như ông Vượng cũng đang ngày một hiếm.
Thế tức là tình thế hoàn toàn tuyệt vọng hay sao? Khi tự đặt cho mình câu hỏi này, tôi tìm tới câu trả lời nước đôi. Vâng, tuyệt vọng thật . Đáng lẽ chúng ta phải có hàng trăm Bảo Ninh, hàng vài chục Nguyễn Huy Thiệp thì văn chương chúng ta mới khởi sắc được, chứ chỉ có một hai người ấy, mọi sự hy vọng đều là tự dối mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể chết như ông tiến sĩ người Nga, chúng ta phải sống. Đối với các bạn trẻ, tôi nghĩ  nay là lúc phải phân thân, vừa biết sống như mọi người, vừa dành một phần tối đa có thể để học hỏi và thầm lặng bắt tay vào, làm một cách hết lòng, làm như làm cho chính  mình những việc tử tế có đóng góp cho khoa học mà cũng là có đóng góp thực sự  cho nhân dân đất nước .
 May mà chúng ta làm khoa học xã hội, công cụ làm việc nhiều khi chỉ cần ít cuốn sách là đủ. Cũng chẳng cần chung quanh công nhận vội…Bởi cái đích của ta rất xa…Trong việc này mỗi người có thể rất đơn độc, và thất bại nữa…Và trước mắt là chịu thiệt, là không có cả danh lẫn lợi. Nhưng niềm vui lớn nhất, niềm vui của cuộc truy tìm chân lý đang chờ. Nhờ thế, lòng ta luôn luôn thanh thản.
Trong cái cuộc sống khó khăn này, có một điều theo tôi nên nghĩ. Là không phải chúng ta bi đát mà nhiều người khác trên trái đất này cũng bi đát, các trí thức Nga , các trí thức Trung Quốc , và gần đây các trí thức Afganistan, Iraq , Ai Cập… Mà  nghĩ rộng ra nữa, đọc kỹ vào văn học phương Tây thế kỷ XX, thì ở đâu chúng ta chẳng bắt gặp cái giọng đau đớn.
 Ở một trang sổ tay cũ, tôi từng chép được một câu danh ngôn, đúng hơn là một lời tự nhủ của một trí thức,  nó từng ám ảnh tôi nhiều năm, nay mới lục ra chép lại:
 Thời đại chúng ta  cốt yếu là một thời đại bi thảm bởi thế chúng ta từ chối coi nó là một cái gì bi thảm.  Cuộc đại biến động đã xảy ra, chúng ta ở giữa những đổ nát, chúng ta bắt đầu xây dựng những túp lều  trú ngụ tạm bợ và dấy lên chút hy vọng nhỏ bé mới. Đó là một công việc khá nhọc nhằn. Nay là lúc không có con đường bằng phẳng nào dẫn tới tương lai. Nhưng chúng ta sẽ đi vòng quanh hoặc bò qua những trở ngại. Chúng ta  phải sống thây kệ bao nhiêu bầu trời đã sụp.

Câu này của D.H. Lawrence (1885 – 1930), tôi đọc được từ trong một cuốn sách của ông Nguyễn Hữu Hiệu, hình như là cuốn Con đường sáng tạo in ở Sài Gòn trước 1975.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

SỰ LỰA CHỌN KHI HÃNH DIỆN HAY XẤU HỔ?


Alan Phan

29/10/2013


Một người hãnh diện luôn “nhìn xuống” vật thể và người khác ; do đó, khi nhìn xuống, chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì “bên trên” chúng ta (A proud man is always looking down on things and people; and, of course, as long as you are looking down, you cannot see something that is above you – C.S. Lewis)

Vài bạn đọc gởi đến tôi một bài viết có tựa đề là, “Đâu Là Nơi Duy Nhất Người Việt Nam Không Bị Khinh Bỉ, của một tác giả Việt Kiều. Sau khi chu du khắp thế giới và chịu đựng những khinh miệt vì lỡ “làm” người Việt, kể cả ở VN nơi mà các ông bà ba lô Mỹ trắng được yêu chuộng hơn, tác giả mới khám phá ra nơi duy nhất mà người Việt không bị khinh miệt là xứ Mỹ.

Bài viết chứa đựng những chi tiết khá chuẩn xác và phổ thông, mà mọi người đều đã cảm nhận không ít thì nhiều khi tiếp cận với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng những vụ việc kể lại có thể nhìn qua một lăng kính khác, mà không cần đem yếu tố dân tộc liên quan vào.

Cho tôi vắn tắt: những khinh khi rẻ rúng mà các bạn Việt thường xuyên gặp phải, vốn bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản trong đời sống hàng ngày của nhân loại qua nhiều thời đại; chứ không phải là một hiện tượng đặc thù của dân tộc ta.

Tự hào ngược đời

Tuy nhiên, trước khi phân tích các yếu tố này, tôi muốn ghi nhận một nghịch lý (có lẽ là một phản ứng thì đúng hơn). Đó là càng bị chê bai khinh thị, con người càng bị tự ái làm mờ mắt và “chảnh” hẳn ra, ngôn ngữ thời đại gọi là “lòng tự hào” đi quá đà về mặt tâm thần (đến tận đỉnh cao). Thắng được một giải bóng đá do hãng bia địa phương tổ chức là sẵn sàng để vào chung kết với Brasil trong World Cup năm tới. Vừa được 2, 3 tờ báo lề phải gọi là siêu sao (mà mình phải bỏ tiền cho chúng viết) là mang niềm tin chắc nịch về vương miện Miss Universe đang thiết kế cho mình. Tôi còn nhiều thí dụ rất thú vị, nhưng dành cho các BCA “còm” chơi, và cũng vì không muốn chạm tự ái của ai.

Một yếu tố khác mà tác giả ghi nhận là chỉ có ở xã hội Mỹ, con người Việt của ông mới không hề bị xúc phạm. Thực ra, trong một quốc gia luôn thượng tôn pháp luật như tại Mỹ, việc kỳ thị chủng tộc là một hành vi phạm pháp. Thêm vào đó, từ hồi luật nhân quyền (civil rights) được ban hành (1964), xã hội Mỹ đã biến cải rất nhiều trong tâm thức người dân về chủng tộc hay tôn giáo. Khi dân Mỹ chọn Obama làm Tổng Thống, gần như trang sử Mỹ về kỳ thị mầu da coi như đã khép lại. Nhưng không có nghĩa là người dân Mỹ không kỳ thị.

Mặc dù cảnh sát Mỹ luôn gọi mọi người là “sir” (ngài), các tội phạm vẫn thường xuyên bị dùi cui mỗi khi “khó bảo”. Trong mắt nhân viên công lực Mỹ, tỷ lệ phạm pháp của dân da đen hay dân gốc Mễ rất cao, do đó đây là thành phần cần được nhắm tới (targeted) trong công vụ hàng ngày. Họ hoàn toàn không kỳ thị chủng tộc (một bộ phận không nhỏ lập gia đình với người Mỹ đen hay gốc Mễ), nhưng cách đối xử của họ với dân đen hay gốc Mễ chắc chắn là “rough” so với một anh chị Mỹ trắng.

Việt cồ hay vịt con?

Quay lại những yếu tố mà tôi cho là làm người Việt cảm thấy bị khinh miệt, tôi có thể suy ngẫm ra…vài điều sau đây. Xin nói rõ là trong bài “phiếm luận” này, tôi không hề vơ đũa cả nắm; bởi vì những thành quả vẻ vang của nhiều cá nhân Việt là một sự kiện không ai chối bỏ.

1.      Nghèo là một cái tội

Dĩ nhiên, nghèo không phải là một “tội”; nhưng gần như khắp thế giới, nghèo vẫn bị coi như là “đáng xấu hổ”. Cái thước đo “nhân cách” con người, tốt hay xấu, thiện hay ác, không liên quan đến chuyện giầu nghèo, nhưng nhân loại vẫn thích đem yếu tố này vào để xác định. Do đó, nếu đã đồng ý là “dân giàu nước mạnh” thì đừng ngạc nhiên khi các quốc gia và dân tộc láng giềng cho chúng ta là “dưới kèo” vì cái con số GDP mỗi đầu người không dấu ai được.

Ông bà ta có dậy rằng “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng nếu chúng ta mở rộng đầu óc hơn để tập làm “giàu mà sạch, lành mà thơm” thì chúng ta đã có thể thay đổi khá nhiều cho nhân cách và giá trị của con người Việt.

2.      Kiến thức tụt hậu và suy thoái

Rất nhiều bạn trẻ khi lập gia đình hỏi tôi về điều kiện bền vững nhất trong một hôn nhân về lâu về dài? Tôi nói,” đừng bao giờ lấy một người ngu…nhất là khi người ngu ấy rất “kiên định” về lập trường ngu của mình…”. Tình yêu, sắc dục, tiền bạc, danh giá và ngay cả nhân cách có thể bị phai mờ biến thể…nhưng kiến thức thì ngàn đời. Nhất là trong thời buổi của tiến bộ vượt tốc…những gì nhân loại nắm biết trong 50 năm vừa qua nhiều hơn cả 5 ngàn năm trước đó.

Khi tóc đã điểm sương, con cái đã rời tổ ấm, của cải danh tiếng đã trôi đi cùng dâu biển…không gì tệ hại hơn là ngồi tỉ tê tâm sự với một cái đầu đất. Do đó, khi các bạn trên thế giới nhìn mình với cặp mắt thương hại …vì một sự ngu dốt tập thể…thì ít nhất cũng nên biết đau xót…thay vì hãnh diện ngược đời.

3.      Thường xuyên phạm luật

Như những nhân viên công lực Mỹ đã bàn qua bên trên, khi họ phải đối diện hàng ngày với những vi phạm pháp luật từ một thành phần dân số, họ sẽ xếp loại nhanh chóng thiểu số này để đối phó cho hữu hiệu. Tại các quốc gia mà “pháp luật nằm trong tay cảnh sát” thì cách đối xử với người Việt quả là có sự khác biệt: các tin tức về nạn ăn cắp tại các cửa hàng bên Nhật; tình trạng trồng và buôn bán ma túy tại Úc và Canada; các tổ chức xã hội đen tại Âu Châu; trốn thuế lường gạt tại Mỹ…là những hành động của thiểu số nhưng mọi người Việt phải trả giá…

Nếu khi đi qua cửa di trú hay hải quan mà bị “chận” lại vì mang hộ chiếu Việt, chúng ta nên hiểu là đồng hương chúng ta phạm luật hơi nhiều, nên các cơ quan công lực phải lưu tâm. Tôi không nghĩ là người Nhật hay Singapore yêu hay ghét người Việt, họ chỉ hành xử theo thói quen mỗi ngày.

4.      Bị ảnh hưởng Trung Quốc quá đậm

Cũng cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Khổng Mạnh Lão, nhưng dường như người Việt đồng hóa với người Hán nhiều hơn là các dân tộc Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mông Cổ. Thú thực, nếu bịt tai và tình cờ thức giấc tại một tỉnh nhỏ ở miến Bắc, tôi sẽ nghĩ mình đang ở một tỉnh nào bên Trung Quốc. Hiện nay, trên khắp thế giới, các chú “con Trời” không được ái mộ cho lắm vì lối xử sự hơi “nhà quê” dù mang tiếng là công dân của một siêu cường.

Do đó, nếu thiên hạ cho mình là những chú “Mao con”, thì phải ráng mà bắt chuột thôi. Mèo đỏ, mèo đen…mèo gì thì cũng là mèo.

Có thể có những yếu tố khác ngoài 4 yếu tố trên để giải thích sự kiện này. Có thể vì chúng ta nhiều anh hùng quá, nên nhân loại ganh tị và bầy trò thử thách? Có thể vì đất nước này tiền rừng bạc biển, nên nhân loại không chấp nhận để mình “xin-cho” mãi? Dù sao, tôi nghĩ là hiện tượng này còn kéo dài trong vài thập kỹ nữa vì chúng ta rất “kiên định” trong việc xây dựng một thiên đường mới (hay là một nhà thương điên?)

Vẫn do ta chọn lựa

Tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn trẻ là đừng bực bội hay thất vọng. Vài chục phút bị rẻ rúng có thể là động lực bắt chúng ta cố gắng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình. Nghĩ cho cùng, chỉ những anh chị đầu đất mới quan tâm là mình từ đâu “rớt ra”. Chúng ta chỉ nên lưu ý đến những chỗ chúng ta “cho vào”? Vì rớt ra là một tai nạn tình cờ của vài nguyên tử trong vũ trụ. Còn cho vào là một sự lựa chọn hoàn toàn có chủ đích. Chúng ta không được chọn tổ quốc hay gia đình hay nguồn cội; chúng ta chỉ phải chọn nhân cách, kiến thức và thành quả.

Tấm gương mình tự soi mặt mỗi sáng là niềm tự hào hay xấu hổ. Hình ảnh mình trong cặp mắt người khác chỉ là thoáng qua.

Alan Phan

Đạo đức Mác?

Nguyễn Văn Tuấn
Qua “vụ Cát Tường” dường như ai cũng đồng ý rằng đạo đức xã hội đang suy thoái. Ngay cả các lãnh đạo cấp cao nhất của Nhà nước cũng đồng ý với nhận định này. Người ta cũng đồng ý là đạo đức suy thoái bắt nguồn từ giáo dục. Vậy, trong học đường, người ta dạy cái gì cho học sinh? Gs Văn Như Cương trích từ sách “Giáo dục Công dân” lớp 10, trang 34 và 35 đề cập đến khái niệm phủ định siêu hình và phủ định biện chứng như sau:


”Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật”

”Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới”.
Thử hỏi ai có thể hiểu được 2 khái niệm này? Người lớn còn chưa hiểu, nói gì đến học trò lớp 10. Tôi thì phải thú nhận ngay là không hiểu. Viết là một cách suy nghĩ; suy nghĩ mù mờ thì viết cũng mù mờ. Tôi nghi rằng chính người viết ra hai khái niệm đó chưa chắc đã hiểu họ viết cái gì. Vậy mà người ta xem đó là “giáo dục công dân”!
Ngày xưa (thời thập niên 60-70s tôi còn đi học ở miền Nam) nhà trường có môn “Công dân giáo dục” từ cấp tiểu học. Ngay cả tên môn học "Công dân giáo dục" nghe cũng nhẹ nhàng hơn là "Giáo dục công dân" (nghe hơi trịch thượng). Môn này còn được gọi bằng một cái tên rất hay: “Đức Dục” (hiểu theo nghĩa giáo dục về đạo đức). Môn Đức Dục chỉ đơn giản dạy học trò cách hành xử và tương tác trong gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ như lòng yêu nước, kính trọng cha mẹ, thương yêu bà con và chòm xóm, gặp thầy cô ngoài đường thì khoanh tay chào hỏi, đi đường thấy đám tang thì giở nón ra, v.v. Rất đơn giản, chứ không có những triết lí cao siêu kiểu “biện chứng”. Đơn giản mà hiệu quả. Bởi vậy, học giả Nguyễn Hiến Lê có lần viết trong hồi kí là sau 1975 cán bộ ngoài Bắc vào "tiếp quản" ở miền Nam ngạc nhiên thấy trẻ con miền Nam sao mà chúng tử tế quá (ví dụ như lúc nào cũng khoanh tay kính cẩn chào khách).
Chuyện nọ xọ chuyện kia. Hôm nọ đọc trên soha.vn, khi được hỏi y đức là gì, thì một vị luật sư trả lời như sau:

“Y đức là đạo đức nghề y. Còn đạo đức, nói chung theo quan điểm chủ nghĩa Mac, là 1 hình thái của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực xử sự định hướng giá trị được thừa nhận. Nó có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, với cộng đồng, với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực về đạo đức và chuẩn mực về chuyên môn nghề nghiệp. Theo quan điểm này thì đạo đức nghề y gọi tắt là y đức nó có chuẩn mực về đạo đức và chuẩn mực về chuyên môn y tế.”
Tôi chẳng thấy định nghĩa y đức gì cả, mà chỉ dịch danh từ "y đức" từ tiếng Việt sang tiếng … Việt. (Trong thực tế, y đức là một hệ thống nguyên lí đạo đức chỉ đạo những ứng xử và tương tác giữa những người làm trong ngành y và bệnh nhân.) Nhưng điều lạ lùng là định nghĩa đạo đức trên bị chi phối bởi chủ nghĩa Mác. Tôi không biết Mác dạy gì về đạo đức và đề ra chuẩn mực gì về đạo đức. Bác nào biết xin nói cho nghe.
Ngạc nhiên thay, ở VN còn có môn đạo đức lái xe! Chẳng hạn như Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP HCM có hẳn môn đạo đức của người lái xe. Trong đó, có vài chuẩn mực như sau:
“1/ Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay
- Khái niệm chung về phẩm chất đạo đức
- Khái niệm về đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa
- Một số vấn đề về truyền thống đạo đức của dân tộc ta
2/ Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe
- Khái niệm về đạo đức người lái xe ô tô
- Truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức người lái xe ô tô:
+ Phát huy truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng
+ Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
+ Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lái xe ô tô.


3/ Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong kinh doanh vận tải.”
Chẳng hiểu "Truyền thống đạo đức người lái xe ô tô trong cách mạng" là truyền thống gì, và "cách mạng" là cách mạng nào. Ở VN có quá nhiều cuộc cách mạng, nên phải nói cụ thể mới may ra hiểu được. Lại còn "Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"! Ngay cả những lãnh đạo cao cấp nhất đây đó còn thú nhận không biết "định hướng xã hội chủ nghĩa" là gì, mà đem ra giảng dạy thì thật là ... bó tay.
Đọc xong những khái niệm về giáo dục đạo đức ở trường học, định nghĩa y đức, và đạo đức lái xe, tôi chỉ biết thốt lên: “trời ơi”! Anh bạn tôi đọc xong trích đoạn về giáo dục công dân cũng thốt lên “trời ơi” một cách ngao ngán. Thật đáng kinh ngạc khi cái bóng của một học thuyết nó bao trùm lên tất cả lĩnh vực hoạt động, thậm chí phủ luôn cả khía cạnh sâu thẳm trong người là đạo đức. Một dân tộc đã tồn tại trên 2000 năm, có một nền văn hoá và văn hiến hẳn hoi, đâu cần phải du nhập đạo đức và chuẩn mực đạo đức từ một học thuyết đã lỗi thời và hết sức sống và đã bị chính nơi khai sinh ra nó bác bỏ nó. Bao giờ chúng ta quay về với dân tộc, với truyền thống dân tộc?