Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Đại Việt (1)


                                                          Lăng Ngô Quyền

Kể từ năm 938 Ngô Quyền xưng nềnđộc lập chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc đến khi bị thực dân Pháp xâm lược nước ĐạiViệt tồn tại và phát triển suốt 10 thế kỷ. Trong suốt chiều dài lịch sử đó luônnổi lên hai vấn đề của Đại Việt là đối phó với sự xâm lược từ phương Bắc vớiđường lối đường ngoại giao mềm dẽo “giả vờ thần phục và triều cống” và bêntrong tự cường mở cõi bằng con đường Nam tiến. Thực tế cho thấy trong gần 10 kỷnước Đại Việt bị 7 lần Phương Bắc  tấncông xâm lược: Nhà Tống 2 lần, Nhà Nguyên 3 lần, Nhà Minh 1 lần và Nhà Thanh 1lần. Trong 7 lần bị xâm lược, Đại Việt đã để bị mất nước 1 lần vào tay Nhà Minh20 năm. Sự nghiệp Namtiến của Đại Việt được bắt đầu từ năm 1069 bởi Lý Thường Kiệt tiến đánh nướcChàm. Đến năm 1693 là hơn 600 năm Đại Việt xâm thực miền đất eo hẹp giữa dọcnúi Trường Sơn và dọc bờ biển Đông của nước Chàm. Tiếp theo là gần 100 năm xâmthực vùng đất Nambộ bao la hiện nay vốn là đất hầu như còn bỏ trống của nước Campuchia.

Đường lối đối ngoại “giả vờ thầnphục và triều cống” với phương Bắc và tự cường mở cõi Nam tiến suốt 900 của ĐạiViệt là vừa xuất phát từ hoàn cảnh địa lý và lịch sử của mình nhưng đồng thờicũng biểu hiện một tâm lý nhược tiểu “phiên thuộc” của dân tộc ta.
Tâm lý nhược tiểu “phiên thuộc”đã kéo dài đường lối ngoại giao hẹp hòi chỉ hướng về phương Bắc của Đại Việt.Soi lại lịch sử Đại Việt chúng ta chưa hề thấy một dấu hiệu nào cho thấy ĐạiViệt đã có suy nghĩ mở rộng ngoại giao với những các vùng đất khác, nền vănminh khác để tạo cho mình một vị trí độc lập trong qua hệ với phương Bắc. Điềunày thấy rõ nhất ở nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của Đại Việt. Khi vua GiaLong ngự vị thì người Ý đã chiếm cứ Philipin từ ba trăm năm. Người Anh và ngườiPháp đã đổ bộ lên ấn Độ từ một trăm năm mươi năm. Người Hà Lan và người Anhgiành nhau quần đảo Indonexia từ một trăm năm. Cả người Hà Lan, người Anh vàngười Pháp tranh giành ảnh hưởng với nhau tại Thái Lan từ cuối thế kỷ 17… TriềuNguyễn không thể không biết tình trạng này, vì chính Gia Long đã liên lạc chặtchẽ với Tây phương và nhờ kỹ thuật của họ mà chiếm lại được chính quyền. Nhưngngay từ đầu nhà Nguyễn đã vội vã  hướngvề phương Bắc, trung thành với đường lối “giả vờ thần phục và triều cống”. Mãiđến năm 1839, khi người Anh can thiệp bằng vũ lực vào nội địa Trung Hoa trongcuộc chiến tranh Nha phiến, thì lúc bấy giờ, Vua Minh Mạng mới ý thức được tìnhtrạng nguy ngập của quốc gia và thấy cần phải thiết lập ngoại giao với phươngTây nên vội vã và đột ngột gửi hai phái bộ sang Anh và Pháp với phái bộ ngoạigiao đi theo phương thức ngoại giao với phương Bắc là …thần phục và triềucống.
Đại Việt bên trong tự cường bằngcon đường Nam tiến với hơn 600 năm “hì hụi” xâm thực miền đất eo hẹp miền Trungđể “tìm đất sống” với tâm lý nhược tiểu phiên thuộc là sự  sao chép từ tư tưởng, thể chế chính trị đếnvăn hóa của phương Bắc. Mãi đến cuối đời Hậu Lê, Đại Việt mới bắt đầu sáng tạora chữ Nôm riêng cho mình nhưng không thành công.
Đại Việt đã chỉ đi tìm “đất sống”mà không tìm “cách sống” khác để tự cường và độc lập tự chủ với phương Bắc. Chínhvì vậy mà nước Đại Việt nằm suốt dọc bờ biển nhưng suốt 900 năm lại quay lưnglại với biển chăng? Hậu quả vào thời điểm khắc nghiệt của lịch sử - đứng trướcnguy cơ xâm lược từ một nên văn minh khác là phương Tây Đại Việt đã hoàn toànbế tắc, bất lực. Sự bế tắc, bất lực này đã được chính vua Tự Đức nhà Nguyễnviết trong “tự bạch” khắc vào bia đá dựng tại lăng mộ của chính ông.


Cuộc đấu tranh giành lại và giữnền độc lập của dân tộc ta trong suốt hơn thế kỷ vừa qua kể từ khi phong trào“Cần vương” chấm dứt cũng chính là cuộc đấu tranh tìm “cách sống” của dân tộc. Hômnay để dân tộc ta tự cường và tự cường để giữ vững nền độc lập nước nhà cũngchính là vấn đề khắc phục tâm lý nhược tiểu, lệ thuộc, mở rộng ngoại giao độclập, rộng mở tư tưởng để  lựa chọn một“CÁCH SỐNG” phù hợp với xu thế của thời đại.

 Hy vọng lịch sử sẽ không lặp lại một ông vua“Tự Đức” thứ hai.

Phụ lục

            Khái lược lịch sử Namtiến

- Năm 938 Ngô Quyền xưng nền độclập Đại Việt, chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc.
- Năm 1010 Nhà Lý dời đô về ThăngLong – Nhà nước Đại Việt định hình.
- Năm 1069 Nhà nước Đại Việt bắtđầu cuộc Nam tiến bởi Lý Thường Kiệt tiến đánh nước Chàm, Vua Chàm là Chế Củ bịbắt giam, để chuộc mạng đã cắt ba châu, Bố Chánh, Địa Lý và Ma Lĩnh (hiện naylà tỉnh Quảng Bình, và phía Bắc Quảng Trị) nhượng cho Đại Việt và vào năm 1075cuộc di dân Việt vào Nam được bắt đầu.
- Năm 1301 nhà Trần hứa gã côngchúa Huyền Trân cho vua Chàm là Chế Mân và năm 1036 để rước công chúa HuyềnTrân về triều, Chế Mân đã cắt nhường cho Đại Việt hai châu Ô và Rí, nay là NamQuảng Trị và Thừa Thiên. Dân tộc Việt đã xuống đến đèo Hải Vân.
- Năm 1471, vua Thánh Tông nhà Lêđánh bại vua Chàm Ban-ta-trà-toàn. Sau đó tất cả phần đất từ đèo Hải Vân đếnđèo Cù Mông, gồm các tỉnh hiện nay là Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, BắcBình Định được xáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấntại Thuận Hóa đến năm 1611 Nguyễn Hoàng chiếm thêm phần đất chạy từ đèo Cù Môngxuống đến Sông Cầu, Phú Yên ngày nay.
- Năm 1653, chúa Nguyễn lại chiếmcứ vùng đất chạy đến sông Phan Rang, hiện nay là tỉnh Khánh Hòa.
- Năm 1693, Chúa Nguyễn thôn tínhtất cả nước Chàm đến Bình Thuận ngày nay, nước Chàm chấm dứt. Trước khi nướcChàm bị hoàn toàn thôn tính, Đại Việt đã bắt đầu di dân sang các phần đất bỏhoang của nước Campuchia tại hai địa điểm Mô Xóa (Bà Rịa) và Đồng Nai (BiênHòa).
- Năm 1658, do khủng hoảng nội bộtrầm trọng vua Campuchia xin thần phục chúa Nguyễn, và cam kết triều cống vàbảo vệ Việt kiều. Bắt đầu từ năm đó, làn sóng Nam tiến của Đại Việt đã tràn sangCamphuchia.
- Năm 1690, thừa cơ hội một cuộcnội chiến ở Campuchia, Chúa Nguyễn đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của ĐạiViệt, các vùng đất có Việt kiều ở. Và năm 1698, để chính thức hóa tình trạngtrên, Chúa Nguyễn thành lập hai tỉnh Tân Biên (Biên Hòa) và Phiên Trấn (GiaĐịnh) gồm các vùng có Việt kiều và người Tàu đã thần phục nhà Nguyễn, mà hiệnnay là các tỉnh Miền Đông, Gia Định, Long An và một phần Định Trường.
- Năm 1732 các tỉnh Tiền Gianghiện nay, lại được đặt làm phủ huyện của Việt Nam, và năm 1757, các tỉnh HậuGiang, trừ An Xuyên, Hà Tiên và một phần Kiên Giang.
- Tất cả các phần đất sau này, doMạc Thiên Tứ (1718-1780) chiếm cứ và mở mang, đến năm 1780, Đại Việt mới kể làhoàn toàn chiếm cứ.
Như vậy tính từ năm 1069 đến 1780là 711 năm nhà nước Đại Việt hoàn thành sự nghiệp mở cõi Nam tiến để có vùnglãnh thổ quốc gia như hiện nay. Quá trình này có thể chia làm hai giai đoạn: i,từ năm 1069 – năm 1693 là 624 năm Đại Việt xâm thực miền đất eo hẹp giữa dọcnúi Trường Sơn và dọc bờ biển Đông của nước Chàm; ii, từ năm 1693 đến năm 1780là 87 năm Đại Việt xâm thực vùng đất rộng lớn còn gần như bỏ trống củaCampuchia.
- Năm 1858 Thực dân Pháp chínhthức nổ súng xâm lược Đại Việt và năm 1884 thực dân Pháp thành lập Liên bangĐông Dương, Đại Việt bị chia thành 3 miền 3 chế độ khác nhau thuộc Liên bang.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét