Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Đại Việt (2)


4 Tháng Giêng 2014 lúc 8:21
 Nhà nước Đại Việt(nhà nước phong kiến Việt Nam) bắt đầu từ năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân NamHán, xưng nền độc lập và lên ngôi Hoàng đế và đến năm 1945, vua Bảo Đại thoáivị chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam là vừa trọn 1.000 năm.

Trong 1.000 nămtồn tại của mình, thời gian nước Đại Việt thái bình không có binh đao khói lửachỉ khoảng non nửa, 400 năm: Nhà Lý khoảng 150 năm, Nhà Trần khoảng 80 năm, nhàLê khoảng 50 năm, nhà Nguyễn khoảng 55 năm và thời Pháp thuộc khoảng 60 năm. Trong tổng số hơn600 năm Đại Việt loạn lạc binh đao khói lửa trong 7 lần phương Bắc xâm lược cómột lần bị mất nước 20 năm và lần cuối bị phương Tây xâm lược mất nước 80 năm,  ngoài thời gian chiến tranh chống sự quấy phácủa quân Chiêm Thành và chiến tranh xâm thực đất Chiêm và Xiêm thì còn lại chủyếu là nội chiến do các thế lực tranh giành quyền lực và các cuộc nổi dậy củanông dân. Các lần phương Bắc kéo quân sang xâm lược và quân Chiêm Thành vàocướp phá đều xuất phát từ nguyên nhân nội bộ, vua tôi lục đục, quần thần chiabè đánh nhau tranh hùng xưng bá mà ra.

Xét theo tiến trình lịch sử thì triều Lý có tỷ lệ thời bình cao hơn cả, tỷ lệ này thấp dần, Nhà Lê, từ Lê sơ qua nhà Mạc rồi Lê Trung hưng với hơn 420 năm chỉ có 50 năm đầu là thái bình, hơn 3,5 thế kỷ loạn lạc, nội chiến và ly tán kết thúc bới cuộc nội chiến giữa chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn để rồi nhà Nguyễn giữ ngôi chưa đầy 50 năm bị phương Tây xâm lược rồi mất nước suốt 80 năm.

Như vậy lịch sử Đại Việt cơ bản là lịch sử của chiến tranh, chiến tranh chống xâm lược, chiến tranh giành độc lập, chiến tranh mở cõi và chiến trạnh nội chiến, loạn lạc ly tán, càng về sau càng loạn lạc ly tán. Và như vậy lịch sử Đại Việt cũng là lịch sử của những anh hùng chiến tranh; xã hội Đại Việt là xã hội chiến tranh - xã hội luôn trong tình trạng bất bình thường.

Sau 1.000 năm, di sản của Đại Việt để lại cho dân tộc là một lãnh thổ được rộng mở gấp khoảng 3 - 4 lần ban đầu. Đây là không gian sinh tồn của dân tộc, là di sản bằng xương máu của bao thế hệ cha ông để lại. Đồng thời một di sản nữa để lại cho dân tộc là một XÃ HỘI CHIẾN TRANH với bao căn bệnh trong tâm thức của mỗi người và tâm thức của cả dân tộc mà ngày này buộc chúng ta phải tự khám xét và chữa trị cho chính mình để có thể bước vào nền văn minh nhân loại


Phụ lục 1
                 Các kết luận của GS-TS triết học người NgaV.V. Serebryannikov nghiên cứu về Xã hội học chiến tranh:

1. Trong chiến tranh

"Chiến tranh khá hào hiệp trong việc “chặt phᔓđốn ngã”  những người mạnh khoẻ, tài năng đương sức. Số phần trăm ngườixuất sắc có tài có đạo lý mà chết lớn hơn nhiều so với số phần trăm những kẻbình thường"

“Cùng với chiến tranh là sự phổ biến của bạolực, sự phi nhân hoá, sự thụt lùi, tan vỡ các giá trị cuộc sống. Các cuộc chiếntranh lớn là nhân tố làm thoái hoá con người”


“Trong chiến tranh,tầng lớp tinh hoa và cả những người theo quan niệm dân gian là “ngườitốt”,  thường dễ chết, do đó chết nhiều hơn; bọn tội phạm, cầu an, lưumanh làm bậy... dễ sống sót hơn.
Trong từng con người, những yếu tố tiêu cực ấy cũng chiến thắng luôn phần tốtđẹp. Chiến tranh làm nghèo đi các quỹ “gien” của nhân loại”.


"Chiến tranh bộc lộ tài thao lược, sáng kiến. Chiếntranh cho thấy một chiều sâu và cả quy mô của sự suy nghĩ. Tạo nên sự dũng cảm,hy sinh, sự cứu giúp lẫn nhau. Đồng thời trong con người có sẵn yếu tố muốn chiếm đoạt, gây gổ, chém giết.Chiến tranh đẩy nhanh những cái đó"

“Chiến tranh làmcho con người trở nên giống nhau, làm cho dân tộc tự tách biệt khỏi thế giới”

 “Chỉ với các xã hội theo mô hình chủng tộc(những dạng xã hội không có cá nhân và, nói cho chính xác ra là  chưa hìnhthành) chiến tranh mới là nhân tố khiến nó trở nên gắn kết”

“Chiến tranh phục vụ lớp người có quyền. Cònnhững nhà văn hoá, nhà khoa học thì đóng vai “chiến đấu” – “ca ngợi” - theo đơnđặt hàng của lớp người có quyền đó”

“Tình trạng thoái hoá xảy ra ở những kẻ điêncuồng, “anh hùng hoá“ trong chiến tranh”

 “Chiếntranh giống với người làm vườn phá bỏ thứ rau lành,  nhưng để lại cỏ dại,và hơn thế làm cỏ dại nhân lên nhiều lần”

 "Nẩy sinh nội chiến khi có thay đổi ghê gớm trong hệ thống giá trị của xã hội. Với nhóm xã hội này, hệ thống ấy là bắt buộc; với nhóm khác lại không thể chịu được"

2. Sau chiến tranh:

“Sau chiến tranh, họ rất khó chuyểnsang đời sống lao động bình thường”


"chiến tranh thường cổ động cho sự sùng báikhuynh hướng tội ác. Khắc nghiệt tàn bạo; khát máu; sẵn sàng tànphá các giá trị vật chất và tinh thần. Kể cả thói quen cướp bóc cũng đượcdung túng. Sau chiến tranh, nhân loại trở nên kém cỏi tồi tàn đi về mọiphương diện, đặc biệt về đạo đức. Chiến tranh ảnhhưởng tới sinh lý con người. Ảnh hưởng tới việc xã hội hoá con người cũng tứclà những điều kiện để phát triển và bộc lộ tài năng sáng tạo”

 “Trongchiến tranh người ta không thể thắng nếu không hình thành nổi trong đội quânmình, giữa các đồng đội của mình, lòng căm thù với quân địch. Rồi lòng căm thù ấy không rời bỏ họ nữa. Họquay sang căm thù lẫn nhau”

“Các dân tộc quen chiến tranh cũng sinh thóiquen dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề xã hội”


"Các chế độ quyền uy không quan tâm tới việc biếnnhân dân thành chủ thể lịch sử mà chỉ là muốn kiểm soát và chỉ huy họ

Phụ lục 2
            Khái lược lịch sử chiến tranh– hòa bình của Đại Việt


- Nhà Ngô (939 – 965) 26 năm Năm938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán rồi xưng vương, dân đất nước vào giai đoạnđộc lập chính thức lập nên Nhà Ngô trị vì 26 năm.  Nhà Ngô trị nước chẳng được bao lâu thì rơivào loạn mười hai sứ quân.

- Nhà Đinh (968 – 979) Năm  968 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước xưngngôi Hoàng Đế và thi hành một chính sách trị nước cực kỳ tàn bạo, kéo dài mười mộtnăm

- Nhà Tiền Lê (980 – 1009). Năm 980Lê Hoàn soán ngôi nhà Đinh lập ra nhà Tiền Lê trị vì 30 năm. Trong vòng ba mươinăm đó dân ta đã phải chịu đựng một cuộc chiến tranh với nhà Tống, một cuộcchiến tranh với Chiêm Thành và nhiều cuộc chiến tranh bình định khác.

- Nhà Lý (1009 – 1225)  Năm 1009 Lý công Uẩn soán ngôi vua của nhàTiền Lê lập nhà Lý  216 năm. Thời Lý đượcxem là thời bình an nhất trong lịch sử Đại Việt nhưng chiến tranh cũng rấtthường xuyên: đánh dẹp Nùng Trí Cao, đánh dẹp các tù ương không thần phục, đánhChiêm Thành, Ai Lao, rồi lại đánh Chiêm Thành, rồi đem quân đánh Tống, rồikháng cự với quân xâm lăng Tống và mất Cao Bằng, Lạng Sơn, rời lại đánh ChiêmThành, rồi giặc Thân Lợi, giặc Phạm Du, cuộc nổi loạn của đám tướng Phạm BìnhDi - Quách Bốc làm nhà vua phải bỏ cả kinh dô mà chạy, cầu cứu họ Trần rồi mấtngôi về tay nhà Trần.
Nếu cộng tất cả các năm mà lịch sửkhông chép có giặc giã, chiến tranh thì chỉ được khoảng 150 năm mà thôi. Cònlại là gần 70 năm chinh chiến

-  Nhà Trần (1225 – 1400) Trần Thủ Độ soán ngôivua học lập Nhà Trần trị vì 175 năm. Nhà Trần cũng được xem là thời thịnh trịcủa Đại Việt tuy nhiên chiến tranh, loạn lạc cũng rất khốc liệt với thời giantính ra khoảng gần một nửa thời gian trị vì. Ba cuộc chiến tranh với quânNguyên chỉ kéo dài tổng cộng năm năm. Phần còn lại là nội chiến hoặc chiếntranh với Chiêm Thành. Kinh đô không biết bao nhiêu lần bị tàn phá. Một triềuđại 3 lần đánh thắng quân Nguyên nhưng cuối thời lại bạc nhược để quân Chiêmchiếm thành như chổ không người.
            Thời NhàTrần chỉ có được khoảng 80 năm hòa bình và khoảng 70 năm là chiến tranh, loạnlạc.

-  Nhà Hồ (1400 – 1407). Hồ Quý Ly soán ngôi họTrần lập nhà Hồ trị vì 7 năm. Trong suốt thời kỳ đầu (1400-1403) nhà Hồ liêntục đem quân tấn công Chiêm Thành và đã mở mang được lãnh thổ tới tận tỉnh QuảngNgãi ngày nay. Từ năm 1404 – 1407 kháng Minh nhưng không thành, đất nước rơivào tay nhà Minh.

- Nhà Minh đô hộ (1408 – 1428) là20 năm

- Nhà  Lê sơ (1428 – 1527). Lê Lợi khởi nghĩa giànhlại độc lập lập nên Nhà Lê năm 1428. Nhà Lê chia làm 2 thời kỳ: Lê Sơ 100 năm,Lê trung hưng khoảng 250 năm
Sau khi lên ngôi, LêThái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước bị tàn phá qua nhiều nămchiến tranh. Sang thời Lê Thánh Tông, vua tiến hành một loạt cải cách đưa ĐạiViệt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của chế độphong kiến Việt Nam.
Tuy vào nửa sau Nhà Lê sơ thì bịChiêm Thành quấy phá nhà vua thân chinh cầm quân đi chinh phạt. Trong nước giặcgiả lại nổi lên như giặc Bồn Man, Lão Qua, nông dân nổi dậy: Thân Duy Nhạc, NgôVăn Tổng, Trần Tuân và nhất là khởi nghĩa Trần Cảo nhà Lê nhờ họ Mạc dẹp TrầnCảo và  năm 1527thì Mạc Đăng Dung phếtruất Cung Hoàng lên ngôi, lập ra nhà Mạc
Thời Lê sơ đất nước thanh bình đượckhoảng 50 năm đầu còn 50 năm sau lại chiến tranh loạn lạc.

.- Nhà Mạc (1527 – 1592). Năm 1527Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc, trì vì 66 năm được gọi thời kỳNam – Bắc triều do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận NinhBình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào trên danh nghĩa nằm trong taycác vua Lê . Thời đầu Nhà Mạc sau đó không tỏ ra dấu hiệu hà khắc nào, khônggặp giặc giã nào đáng kể, dân tình không đến nỗi khổ sở. Nhưng sau nhà Mạc lại đãgặp cuộc chiến tranh qui mô để tái lập nhà Lê do Nguyễn Kim, rồi Trịnh Kiểm vàTrịnh Tùng lãnh đạo, rồi bị tiêu diệt sau sáu mươi lăm năm. Năm 1543, quân nhàLê  đánh chiếm Tây đô (Thanh Hoá-  năm 1591 tiến đánh Thăng Long và phục dựng trởlại Nhà Lê từ năm 1533.

- Thời Lê trung Hưng (1533 – 1789)là thời kỳ dài nhất của các triều đại phong kiến là 256 năm nhưng cũng là thờikỳ ly tán nhất, các thế lực bè phái đánh nhau. Họ Nguyễn (Nguyễn Kim) rồi HọTrịnh đánh nhau với họ Mạc chiếm lại được Thăng Long đưa vua Lê về kinh chỉ đểlàm vì, họ Mạc chạy lên cố thủ đất Cao Bằng còn họ Vũ chạy về Tuyên Quang cốthủ. Tại Thăng Long hai họ Nguyễn – Trịnh chia quân đánh nhau rồi chia đôi đấtnước gây nội chiến suốt 161 năm
Trịnh – Nguyễn phân tranh (1627 –1788)  Ròng rã 46 năm Trịnh – Nguyễn dànquân đánh nhau 7 lần không phân thắng bại nên đành lấy sông Gianh làm giớituyến chia đôi nước Đại Việt, họ Trịnh cai trị đằng ngoài, họ Nguyễn caitrị  đằng trong. Sau đó Đằng ngoài họTrịnh đánh dẹp họ Mạc ở Cao Bằng và họ Vũ ở Tuyên Quang. Đằng trong họ Nguyễnđánh chiếm nốt đất Chiêm Thành và phần đất cực Nam bỏ trống của Campuchia.

- Thời Tây Sơn (1788 – 1802) 4 năm
Thời Tây Sơn chính là một trongnhững thời kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử Đại Việt trên khắp phạm vilãnh thổ, thậm chí cả những biến cố bên ngoài biên giới có liên quan (Campuchia,Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp). Chiến tranh liên miên kéo dài suốt 30 năm từkhi Tây Sơn nổi dậy cho tới cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, khi nhà Tây Sơn bịtiêu diệt thì chiến tranh mới kết thúc.
Trong thời kỳ này có lúc Đại Việtbị chia 5 xẻ bảy, miền Bắc của vua Lê, từ Nghệ An cho tới Quang Nam của NguyễnHuệ, miền Nam Trung Phần của Nguyễn Nhạc, và Nam Phần thuộc về Nguyễn ánh. Cólúc có tới ba hoàng đế: Chiêu Thống tức Lê Duy Kỳ, Quang Trung tức Nguyễn Huệvà Thái Đức Hoàng Đế tức Nguyễn Nhạc, và một vương: Nguyễn ánh.

- Nhà Nguyễn  (1802 – 1945) được thành lập sau khi hoàng đếGia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khihoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều đại NhàNguyễn là một triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộcxâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Triều nhà Nguyễn có thể được chiara hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn Độc lập và Giai đoạn bị đế quốc Pháp xâmlăng và đô hộ. Giai đoạn độc lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễnđang nắm toàn quyền quản lý đất nước, kéo dài 56 năm. Gia Long và con trai MinhMạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm kiểu Nho giáo.Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là NguyễnTrường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp -thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kếtục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời làcoi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Công giáo,tôn giáo từ phương Tây.
Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ(1858-1945) là giai đoạn kể từ việc quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khihoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vàocảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đứcký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnhmiền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ).Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâmchiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở BắcKỳ. Giai đoạn này kết thúc khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét