Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Thân phận kẻ sỹ

12 tháng 10 2013 lúc 20:14

Sĩ là một nghề,nghề đi học và nghề làm quan. Trước sau là nghề quì. Quì trước mặt thày để họcvới ước vọng thành đạt để được quì trước các vua chúa. Nếu quì là thái độ củakẻ sĩ thì chờ đợi là triết lý của kẻ sĩ. Thời gian trưởng thành của kẻ si đượcgọi là thời chưa gặp (lúc vị ngộ hối tàng nói bong tất), gặp một chủ để thờ. Kẻsĩ không khởi xướng ra một sự nghiệp nào mà chỉ chờ đợi để được làm bày tôi chomột minh chủ nên hậu quả tất nhiên là kẻ sĩ phải chấp nhận luật chơi sẵn có củakẻ đã làm nên sự nghiệp, đem trí tuệ của mình minh họa cho ý của chủ. Và luậtchơi của chủ rất khắc nghiệt. Các vua chúa muốn dùng họ thì dùng, muốn cáchchức đuổi đi, muốn căng nọc ra đánh, muốn thiến họ như thiến heo thiến gà, muốngiết họ thì giết, muốn giết cả nhà họ cũng được, kẻ sĩ cam chịu hết. Thân phậnkẻ sĩ chẳng có gì vinh, đó chỉ là thân phận của một tôi tớ, một dụng cụ thuộcquyền sử dụng và vứt bỏ tuỳ tiện của các vua chúa. Cái bản chất dụng cụ và tôitớ ấy ngay cả những kẻ sĩ lỗi lạc nhất cũng không trút bỏ được. Điều kinh ngạclà trong hàng chục thế kỷ kẻ sĩ đã có thể chấp nhận một khuôn mẫu đầy đọa và hạnhục mình như thế, để rồi cuối cùng sự phục tùng vô điều kiện trở thành một bảnnăng và một giá trị.
Khổng Minh tàiba như thế mà gặp thời nhiễu nhương cũng chỉ biết ngồi trong lều cỏ để chờ mộtminh chúa. Nguyễn Trãi là một kẻ sĩ siêu việt cả về văn lẫn võ, lại có cả chíkhí hơn người, Lê Lợi là một phú nông cục mịch. Tại sao lại Lê Lợi vi quân,Nguyễn Trãi vi thần? Tấn thảm kịch còn lớn hơn ở chỗ Lê Lợi không có đủ trí tuệđể viết ra câu đó, chính Nguyễn Trãi đã sáng tác ra câu đó. Cao Bá Quát là mộtkẻ sĩ ưu việt và ngang ngược, dám nổi loạn chống lại nhà Nguyễn. Nhưng Cao BáQuát không lãnh dạo cuộc nổi dậy mà chỉ phò Lê Duy Cự. Giả thử cuộc nổi dậythành công thì cũng chỉ để đưa đến kết quả Lê Duy Cự vi quân, Cao Bá Quát vithần . Ngay cả khi kẻ sĩ chống lại một ông chủ thì cũng chỉ để hy vọng được phòmột ông chủ khác, họ không sinh ra để làm chủ. Cao Bá Quát thất bại, bị chặtđầu và tru di tam tộc. Nguyễn Trãi thành công, để cũng chỉ được cái vinh dự quìgối trước Lê Lợi, rồi cũng bị chặt đầu và tru di tam tộc.
Trong lịch sửTrung Hoa, những kẻ làm nên nghiệp đế vương, dù là Lưu Bang, Hạng Võ, Lý ThếDân, Triệu Khuông Dận, Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyễn Chương đều không phải là kẻsĩ. Họ là hào phú, là các tay anh chị, hay vốn thuộc dòng dõi bá vương. (TàoTháo là một ngoại lệ, nhưng Tào Tháo bị kẻ sĩ chối bỏ và lên án là gian thần).Trong lịch sử Việt nam, những kẻ giành được ngôi vua, dù là Lý Công Uẩn, TrầnThủ Độ, Lê Lợi, Mạc Đăng Dung, Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Nhạc, NguyễnHuệ, Nguyễn ánh đều là quí tộc, võ tướng hay các tay anh chị chứ không phải làkẻ sĩ.
Trong xã hộiKhổng Nho, kẻ sĩ không hội nhập vào xã hội. Lúc hàn vi kẻ sĩ sống qua ngày, đợicơ hội làm quan. Lúc được làm quan kẻ sĩ trở thành nhưng tay sai không điềukiện cho các vua chúa để thống trị quần chúng. Kẻ sĩ được vua chúa xếp hàng đầutrên nông, công, thương, nhưng thực ra kẻ sĩ bị loại khỏi xã hội. Một điều rấtđáng chú ý là trong xã hội ta ngày xưa kẻ sĩ hoàn toàn vắng mặt trong các chứcquyền địa phương xuất phát từ dân gian như chánh tổng và lý trưởng, những chứcvụ đã có thể là những bàn đạp để tiến lên quyền lực quốc gia. Kẻ sĩ không cóhậu thuẫn quần chúng vì sống ngoài lề xã hội. Kẻ sĩ cũng không có tài sản vìkhông biết và cũng không muốn kinh doanh buôn bán, không những thế kẻ sĩ cònđược giáo dục và nhồi nặn để khinh thường và thù ghét hoạt động kinh doanh,buôn bán. Phi thương bất phú, kẻ sĩ không có độc lập về kinh tế cho nên cũngkhông có thể có tự chủ về chính trị. Kẻ sĩ trong khuôn mẫu Khổng Nho là mẫungười lệ thuộc vào vua chúa và cuối cùng chịu ơn vua chúa.
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét