Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Liệu kĩ năng giao tiếp có ảnh hưởng tới nghiên cứu khoa học?

Dân châu Á thì ít nói, khi nói thì hay nhát gừng, không thóat ý. Dân Âu Mỹ thì ngược lại, nói nhiều, nói to, và nói dẻo. Dân da đen da nâu cũng nói nhiều nói to, nhưng mà nói ngu.
Em thấy điều này đúng cả trong đời sống và cả trong khoa học. Em thấy các bạn châu Á lầm lì hùng hục giải toán, gõ phím coding thì giỏi, chứ khi trình bày ý tưởng của mình thì cứ tối như hũ nút. Cộng thêm cái accent nên càng thảm hại. Khi tán gái, thì đúng như bác LA nói, mặt cứ đỏ lựng lên rồi bắt đầu tung ám khí làm các em Tây chạy xa 1 dặm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta kém xa người Âu Mỹ trong khoa học, nhưng hôm nay em mạnh dạn đưa ra 1 lý do : phải chẳng là vì chúng ta nói ít quá?
Em quan sát một số bạn Tây ( mà em cho là IQ thấp hơn em ), thì ngoài việc các bạn ý hardworking, em thấy có 1 số đặc tính khác em và các bạn châu Á như sau :
- Các bạn ý rất thích ngồi nói chuyện với nhau, chia sẻ ý tưởng. Có những vấn đề rất nặng nề về tính toán, kĩ thuật, nhưng các bạn ý vẫn bóc ra được thành từng mảng và ngồi bốc phét với nhau, em thật, em nghe cực vui tai. Trong khi đó dân Châu Á Việt Nam thì có thể sẽ có phản ứng : cái này phải tính toán cụ thể, project, lập trình hẳn hoi, chứ nói suông thế thì ăn thua gì? Nhưng mà đời nó đâu có đơn giản như thế. Khả năng nhìn thấu đáo bản chất vấn đề, tách một bài toán lớn thành nhiều mảnh nhỏ, có một cái nhìn tổng thể các mảnh đó khớp vào nhau như thế nào, đó mới thể hiện cái tầm cao của tư duy. Mà hiểu được thì phải nói được, phải không ạ?
 
Phương Tây - Phương Đông
- Các bạn ý rất hay có thói quen thinking out loud : nghĩ thành lời nói. Ý em không phải là cứ từ đầu ra miệng luôn là tốt, nhưng mỗi cái em nghĩ có một cái lợi. Đôi khi ta cần tập trung cao độ,tư duy logic, thì có lẽ trầm ngâm thì tốt hơn. Nhưng khi ta cần kiến tạo ý tưởng, hoặc hiểu rõ hơn 1 vấn đề, thì thinking out loud cũng có những ưu điểm. Nói ra bằng lời những gì mình nghĩ nhiều khi có thể giúp loại bỏ bad intuition : có những thứ mình tưởng mình hiểu đúng, nhưng thử nói ra phát, nói được nửa câu thấy sai bố nó rồi?? Và cái physical act của việc nói ra bằng lời nhiều khi nó lại trigger các ý tưởng hay. Các bác chắc đã nhiều lần vừa nói dứt 1 câu, lập tức trong đầu vụt sáng,các bác à một cái, thế là ý tưởng mới xuất hiện?
- Các bạn ý cũng rất hay nói chuyện khoa học như là để dạy nhau, đặc biệt là với những người không cùng chuyên ngành. Em nhận thấy mình học 1 thứ tốt hơn nếu như có người giảng cho mình hiểu được cái ý tưởng đằng sau mỗi khái niệm phức tạp. Thế nên mới cần giảng viên, sinh viên mới cần TA. Chúng ta không thể chỉ cứ đọc sách, google, đọc báo, rồi lôi bàn phím ra code rầm rầm, thế là giỏi. Phải nói chuyện thường xuyên với advisor và những sinh viên khác, để học hỏi ý tưởng, cách suy nghĩ của nhau, để hiểu thấu đáo hơn về 1 vấn đề. Em nhớ có một nhà khoa học có nói ông học được nhiều nhất từ những trao đổi với các đồng nghiệp KHÁC ngành. Ông cho rằng cách tốt nhất để học một khoa học phức tạp là có một chuyên gia của lĩnh vực đó giảng cho bạn ở cái tầm nhìn từ trên xuống, chứ không phải là học lẻ tẻ từ dưới chui lên.
Em còn nhớ ngày đầu chân ướt chân ráo vào khoa, ngồi nghe ông chair nói mà đã thấy mê hồn. Mà ổng nói về các thủ tục cho sinh viên mới chứ có cái gì đâu?? Nhưng mà nói mà người nghe vẫn thích mê. Rồi khi em đi tìm advisor, em lại được chứng kiến các giáo sư với tài hùng biện khoa học kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ. Em nghe không cũng đã thấy choáng váng xây xẩm mặt mày. Giờ bảo em đứng lên nói về một vấn đề, em không biết mình có trụ nổi 1 phút? Mỗi lần đi ăn với các bạn cùng khoa, em lại một lần được lắng nghe các bạn ý bốc phét với nhau về các đề tài học thuật, há hốc mồm nhiều khi quên cả gắp thức ăn. Khi về đến nhà thì sợ toát mồ hôi. Em tự nhủ : người châu Á có thể học giỏi, nhưng mà hình như vẫn thiếu cái phẩm chất gì đó. Phải chẳng nó chính là cái sự hùng biện?
Bác nào đã xem debate tranh cử tổng thổng Mỹ thì có thể thấy, các bác ý rất tài, tài ở chỗ nói quanh co, không có thông tin gì, mà người nghe vẫn thấy hay. Còn ngồi nghe các bác lãnh đạo nhà mình nói, cũng chả có thông tin gì, nghe chỉ muốn ném cái điều khiển. Phải chăng cái tầm cao của con người thể hiện ở cái sự hùng biện?
Chúng ta, và các bạn Tàu, thường tự sướng là họ đã từng là cường quốc số 1 thế giới cho đến trước thế kỉ 18, là technological superpower. Em cho rằng đó là vớ vẩn. Trung Quốc có thể mạnh về kĩ thuật, nhiều cái phát minh lẻ tẻ, nhưng cái nền, cái fundamentals để phát triển khoa học thì em cho là thua xa châu Âu, thậm chí bị chậm so với châu Âu ít nhất 1 thiên niên kỉ. Khoa học của người Tàu chỉ dừng lại ở các bag of tricks, trong khi khoa học ở Châu Âu thì đã có lý thuyết nghiêm chỉnh từ sớm. Về Toán học thì Tàu rõ là thua đứt. Người Hy Lạp đã biết chứng minh phản chứng, một đột phá của tư duy nhân loại, từ thời Euclid.
Thế nên em mạn phép kết luận là từ trước đến này ta vẫn thua kém châu Âu. Phải chăng cái văn hóa không khuyến khích nói, kẻ nói nhiều thì bị đì là "thùng rỗng kêu to", đã tạo nên sự thua kém?

Thành viên LVL_Student,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét